Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng thai nghén phụ nữ rất thường gặp. Đặc biệt phổ biến trong thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh
- Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng gì?
- Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu chóng mặt khi mang thai
- Một số cách điều trị khi mẹ bầu gặp chóng mặt
- Phòng ngừa hiện tượng này được không?
- Một số lời khuyên giúp hạn chế chóng mặt cho mẹ bầu
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng gì?
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng xảy ra do hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp, dẫn đến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn chóng mặt và cảm thấy lâng lâng choáng váng.
Tình trạng này thường gặp nhất là khi mẹ bầu đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi lâu hoặc sau khi cuối xuống. Do lượng máu ở chân chưa di chuyển lên tim kịp thời khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột làm choáng váng. Sự phát triển nhanh của thai nhi gây áp lực lên các mạch máu qua từng tháng cũng có thể gây chóng mặt ở thai phụ. Vì vậy bà bầu bị chóng mặt là điều không quá nguy hiểm!
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu trong thời gian thai kỳ
Bài viết liên quan:
Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu chóng mặt khi mang thai
Mang thai bị chóng mặt là hiện tượng mẹ bầu nào cũng gặp trong thời gian thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra với mức độ và biểu hiện khác nhau, tuỳ vào từng giai đoạn mang thai.
Nếu mẹ bầu mang thai 3 tháng thì hiện tượng này được gây bởi sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể gây giãn nở thành mạch và dẫn đến hạ đường huyết. Điều này làm mẹ thường xuyên cảm thấy chóng mặt và choáng váng trong suốt thời gian này.
Mẹ bầu có thể bị chóng mặt khi mang thai do lượng đường huyết giảm đột ngột
Ngoài ra, khi mẹ bị ốm nghén và không hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi thì cũng đối diện với các cơn chóng mặt. Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 tháng, nguyên nhân chủ yếu là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 30 – 50% để nuôi thai nhi khiến tăng huyết áp và mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt.
- Hormone và huyết áp thay đổi: Hormone progesteron tăng cao là nguyên nhân chính gây chóng mặt trong thai kỳ. Mạch máu của mẹ giãn ra làm tăng lượng máu đến thai nhi nhưng lại làm chậm sự lưu thông của máu trong vòng tuần hoàn. Hiện tượng này làm giảm lưu lượng máu đến não của mẹ gây ra cảm giác chóng mặt.
- Cảm giác nôn nghén: Khi cơn nghén dẫn đến hàng loạt trận nôn, chóng mặt khi mang thai là hệ quả tất yếu. Nếu mẹ nôn nghén nhiều, cơ thể thu nạp chất dinh dưỡng kém dẫn đến mất cân bằng điện giải, nước. Lúc này, cơn chóng mặt càng nặng nề hơn.
- Bộ phận chức năng cơ thể thay đổi để thích hợp với thai nhi: Hệ thống tim mạch của mẹ bầu có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian thai kỳ. Tim bơm máu nhiều hơn mỗi phút, nhịp tim tăng lên, lượng máu trong cơ thể tăng từ 30%-50%. Thông thường, hệ thống tim mạch và thần kinh có thể điều chỉnh theo những thay đổi để duy trì lượng máu đến não. Trong thai kỳ, việc điều chỉnh có thể không kịp thời khiến bà bầu thấy chóng mặt, choáng váng.
- Lượng đường huyết thấp: hạ đường huyết khi mang thai có thể gây ra chóng mặt. Mẹ bầu bị hạ đường huyết cảm thấy mệt mỏi do lượng đường cung cấp cho cơ thể không đủ. Tình trạng này có thể gây ra chóng mặt kèm các triệu chứng khác như run rẩy, đổ mồ hôi.
Một số cách điều trị khi mẹ bầu gặp chóng mặt
Vậy cách giảm chóng mặt khi mang thai dành cho bà bầu là gì? Khi gặp tình trạng chóng mặt, để khắc phục nhanh nhất bạn có thể làm theo các cách sau:
- Nới lỏng quần áo nếu quần áo bó sát cơ thể, giúp cơ thể mẹ bầu ở trạng thái thoải mái dễ chịu nhất
- Cung cấp thêm chất dinh dưỡng hoặc đơn giản là uống nước
- Nhờ người nhà mở cửa, cửa sổ để không khí lưu thông
- Hít thở đều và sâu để cơ thể ổn định huyết áp và thể trạng
- Nằm xuống và cố gắng nằm nghiêng hoặc nếu không nằm được thì nên ngồi ngay ngắn để tránh bị ngã
Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng và tập thể dục ngoài trời nhằm hạn chế chóng mặt
Bài viết liên quan:
Top 3 loại thuốc sắt tốt nhất cho thai kỳ mẹ bầu nhất định không nên bỏ qua
Phòng ngừa hiện tượng này được không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm – Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược, nhằm hạn chế chóng mặt, thai phụ có thể phòng ngừa bằng những phương pháp như sau:
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa sắt có vị hơi tanh nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn khi dùng nhiều
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động nặng hoặc làm những công việc nặng nhọc vất vả
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đi bộ để tăng cường sự dẻo dai
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, ăn các bữa nhỏ và không nên ăn quá no
- Phòng tránh các bệnh về rối loạn tiêu hoá bằng cách sau 3-4 tiếng nên ăn một lần
Một số lời khuyên giúp hạn chế chóng mặt cho mẹ bầu
- Không thay đổi tư thế đột ngột hoặc bật dậy ngay khi mở mắt. Ngồi dậy từ từ khi mới nằm.
- Thường xuyên massage chân tay để giúp máu lưu thông tốt hơn. Đảm bảo đôi chân được thoải mái và dễ dàng vận động nếu phải đứng lâu do công việc. Tốt nhất là nên hạn chế đứng lâu trong thời gian dài
- Cố gắng đi bộ ngoài trời tận hưởng không khí thoáng mát, trong lành. Nếu thai phụ ở trong một không gian kín quá lâu và nóng có thể gây ra chóng mặt.
- Đừng thức khuya hoặc ngủ quá nhiều, có thể nâng cao chân khi ngủ và tránh nằm ngửa.
Có thể thấy chóng mặt khi mang thai là hiện tượng thường gặp nhưng không quá nguy hiểm và có thể phòng ngừa từ sớm. Mẹ bầu nên tìm hiểu xác định nguyên nhân gây chóng mặt để xoa dịu cơn đau. Đồng thời nhanh chóng khắc phục khi thấy triệu chứng chóng mặt xuất hiện để hạn chế nguy hiểm. Chúc mẹ có một khoảng thời gian mang bầu thật hạnh phúc và khoẻ mạnh nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!