Cho con bú ăn bơ được không? Mẹ cho con bú có thể ăn bơ mà không lo mất sữa nhưng chỉ nên ăn khoảng 2 thìa cà phê tương đương 1/6 quả bơ mỗi ngày để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Những tin đồn về tác hại của bơ đối với sức khỏe mẹ và bé
- Vậy cho con bú ăn bơ được không?
- Lợi ích của bơ đối với sức khỏe mẹ và bé
- Những lưu ý khi ăn bơ cho phụ nữ sau sinh
Những tin đồn về tác hại của bơ đối với sức khỏe mẹ và bé
Ngoài tác dụng phụ đối với các mẹ vốn đã bị dị ứng bơ từ trước, thì nhiều thông tin cho rằng các mẹ sau sinh không bị dị ứng với bơ vẫn có khả năng gặp các vấn đề như:
Giảm lượng sữa mẹ
Nhiều mẹ truyền tai nhau cho cho rằng khi đang cho bú thì không nên ăn bơ. Lý do vì các chất trong quả bơ sẽ làm giảm đi sự bài tiết sữa của cơ thể mẹ, khiến lượng sữa mẹ tiết ra bị giảm. Vì vậy khi đang cho con bú, mẹ không nên ăn bơ.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé
Hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh vẫn còn kém, nên ăn nhiều quả bơ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và cả bé thông qua đường mẹ cho con bú. Một số triệu chứng mà mẹ và bé thường gặp như đầy bụng, khó tiêu, nôn mữa,quấy khóc,…
Mẹ có thể quan tâm:
Đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Những loại quả nên tránh khi cho con bú
Vậy cho con bú ăn bơ được không
Bơ có làm giảm lượng sữa mẹ?
Bà đẻ có ăn được quả bơ không? Theo các chuyên gia, chưa có bằng chứng khoa học nào cụ thể cho rằng ăn bơ trong giai đoạn sau sinh có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Những tin đồn trên cũng chỉ nói chung chung chứ không hề đưa ra được thành phần nào của quả bơ gây ra tác dụng tiêu cực.
Trên thực tế, nhiều mẹ ăn bơ vẫn có sữa cho con bú bình thường, thậm chí dinh dưỡng trong loại quả này còn giúp họ có nhiều sữa hơn.
Bơ có khả năng gây kích ứng đường tiêu hóa mẹ và bé không?
Câu trả lời là có nhưng chỉ khi mẹ ăn quá nhiều bơ hoặc đường tiêu hóa vốn bị dị ứng với bơ từ trước. Một số mẹ bị dị ứng với nhựa mủ trái cây cũng dễ bị dị ứng với bơ.
Vậy nên nếu sau khi ăn bơ, mẹ gặp các triệu trứng như khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,… thì hãy ngừng ăn bơ và đến khám bác sĩ.
Vậy cho con bú ăn bơ được không?
Việc cho con bú ăn bơ được không là tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Mẹ hoàn toàn có thể ăn bơ sau sinh nếu cơ thể không bị dị ứng với bơ và mẹ phải ăn với liều lượng vừa phải, không được ăn quá nhiều.
Trong bơ có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé nên các mẹ cũng không nên vì kiêng cữ quá khắt khe mà bỏ qua loại quả này.
Lợi ích của bơ đối với sức khỏe mẹ và bé
Tác dụng của bơ với mẹ sau sinh là gì? Một số lợi ích của bơ khiến mẹ không nên bỏ qua loại quả này sau sinh:
- Kích thích sự phát triển hệ thần kinh của bé
- Ngăn ngừa hôi miệng: Chất flavonoid và các chất có đặc tính kháng khuẩn trong quả bơ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và ngăn ngừa chứng hôi miệng. (Điều này đặc biệt hữu ích với mẹ đang ở cữ và phải kiêng đánh răng)
- ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Táo bón là nỗi ám ảnh của không ít các mẹ sau sinh. Chính vì thế mẹ nên chú trọng vào việc lên thực đơn mỗi ngày phải có chất xơ thực vật giúp ruột hút nước và trương nở nhằm đẩy khối phân ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn kích thích sự phất triển của các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và acid lactic kéo nước vào trong ruột làm mềm phân”. Chất xơ có trong bơ giúp tăng cường nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.
Những lưu ý khi ăn bơ cho phụ nữ sau sinh
Nếu như mẹ còn lo lắng không biết liệu mình có nên ăn bơ sau sinh hay không thì có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để ăn bơ đúng cách và không gây hại cho sức khỏe:
Không ăn quá nhiều và ăn trong thời gian dài
Hệ tiêu hóa của sản phụ còn yếu nên ăn nhiều dễ gây kích ứng, khiến mẹ có cảm giác đầy bụng, khó chịu ở dạ dày. Mẹ chỉ nên ăn khoảng 2 thìa cà phê bơ tương đương 1/6 quả bơ mỗi ngày.
Ngoài ra, trong quả bơ rất giàu beta – sitosterol, đây là chất làm giảm cholesterol cần thiết trong cơ thể. Vì vậy, mẹ cũng không nên ăn bơ trong thời gian dài.
Mẹ có thể quan tâm:
Không dành cho mẹ đang ăn kiêng
Vì bơ chứa hàm lượng calo khá cao nên sẽ dễ khiến mẹ bị tăng cân. Vì vậy, hãy tránh ăn bơ hàng ngày nếu mẹ đang ăn kiêng. Nếu quyết định thêm bơ vào chế độ ăn kiêng của mình thì mẹ nên cắt giảm lượng calorie ở các món ăn khác.
Mẹ bị dị ứng với bơ hoặc có tiền sử bị bệnh gan không nên ăn bơ
Mẹ không nên ăn bơ nếu như cơ thể đã bị dị ứng với bơ từ đầu. Ngoài ra, trong bơ có một số loại dầu có thể gây tổn thương gan, vì vậy, mẹ sau khi sinh bị các bệnh liên quan đến gan thì nên tránh ăn loại quả này.
Nên ăn phần xanh đậm dưới quả bơ
Ăn bơ đúng cách cho bà bầu: Có thể mẹ chưa biết, phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của quả bơ nằm ở phần thịt xanh đậm ngay dưới lớp da. Vì vậy thay vì dùng muỗng nạo như cách thông thường, mẹ nên khéo léo dùng tay nhẹ nhàng bóc vỏ bơ tương tự như bóc múi cam. Bằng cách này mẹ sẽ lấy được toàn bộ phần thịt bơ dính sát vào vỏ.
Kết lại, cho con bú ăn bơ được không còn phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ. Nếu như mẹ hoàn toàn khỏe mạnh thì không nên bỏ qua loại quả này vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ và bé lại còn có tác dụng làm đẹp cho da nữa.
Mẹ nên lưu ý về cách bảo quản bơ đúng cách để đảm bảo bơ luôn tươi ngon. Tuyệt đối không nên dùng bọc thực phẩm hay giấy báo gói bơ cho mau chín. Nếu làm như vậy, mực in trên giấy báo chứa hóa chất độc hại có thể “xâm lấn” vào quả bơ khi được tiếp xúc trong thời gian dài. Có thể nói cách làm này sẽ mang lại những vấn đề không tốt về sức khỏe. Nếu muốn bơ nhanh chín hơn một cách an toàn, bạn hãy cho chúng vào thùng gạo và đậy kín nắp trong khoảng 2 – 3 ngày là được.
Nguồn tham khảo: Cách hiệu quả phòng ngừa táo bón sau sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
- Mẹ sau sinh ăn ngũ cốc có tốt không?
- Ở cữ ăn sáng gì và những lưu ý về bữa sáng dinh dưỡng cho mẹ mới sinh
- Sau sinh mổ có được ăn củ cải trắng không?