Chiều dài đầu mông ngắn so với tuổi thai có phải nói lên tình trạng con ngưng phát triển và nguy hại đến thai kỳ? Mẹ có nên lo lắng và nên làm gì trong tình trạng này?
Chiều dài đầu mông thai nhi là chỉ số gì?
CRL là viết tắt của Crown-Rump Length, tức là là chiều dài được đo từ đầu đến mông của thai nhi và được thực hiện đo trong quá trình thực hiện siêu âm thai. Đây có thể nói là chỉ số hữu ích trong việc tính tuổi thai. Thông qua việc biết tuổi thai, các bác sĩ có thể ước tính ngày sự sinh. Siêu âm được thực hiện càng sớm khi mang thai thì tuổi thai của bé càng chính xác.
Tác dụng của chỉ số chiều dài đầu mông CRL còn có thể giúp theo dõi:
- Theo dõi nhịp Tim của con yêu
- Xác định các biến chứng trong giai đoạn đầu của thai kỳ
- Theo dõi sự phát triển của thai nhi để phát hiện bất kỳ sự chậm trễ nào trong sự tăng trưởng của bé
Đo chiều dài đầu mông (CRL) là một trong những bước thực hành thường quy của các bác sĩ siêu âm sản phụ khoa trong quý 1 của thai kỳ. Sau hơn 14 tuần thì CRL sẽ không được áp dụng. Thay vào đó, dùng các số đo khác như đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài xương đùi…để tính tuổi thai. Trước khi tìm hiểu về chiều dài đầu mông ngắn so với tuổi thai, ta nên biết con số tham khảo cho chỉ số này qua từng giai đoạn.
Kích thước chiều dài đầu mông theo từng giai đoạn của thai kỳ
Từ tuần thứ 7 thai kỳ
Trong các tuần đầu, dưới 7 tuần thai, vì túi thai chưa vào tử cung thì các thiết bị siêu âm cũng chưa thể nhìn thấy hình ảnh về thai nhi. Bắt đầu từ tuần thứ 7, mẹ mới có thể bắt đầu được cung cấp thông tin về chiều dài đầu mông của bé. Thời điểm này dao động từ 4-7mm.
Chiều dài đầu mông từ tuần thai 7-20
Bên dưới đây mẹ sẽ thấy sự thay đổi về các chỉ số đầu mông của thai nhi theo tuần như sau:
- 7: 9-15mm
- 8: 16-22 mm
- 9: 23-30 mm
- 10: 31-40 mm
- 11: 41-51 mm
- 12: 53 mm
- 13: 74 mm
- 14: 87 mm
- 15: 101 mm
- 16: 116 mm
- 17: 130 mm
- 18: 142 mm
- 19: 153 mm
- 20: 164 mm
Chiều dài đầu mông từ tuần thai 21-40
Từ tuần thai 21, mẹ sẽ thấy sự phát triển vượt bậc của con qua các chỉ số. Mẹ còn có thể tự cảm nhận qua sự lớn dần về kích thước trong bụng, và những tương tác của con với thế giới bên ngoài. Dưới đây là chiều dài đầu mông tham khảo từ tuần thai 21-40:
- 21: 26,7 mm
- 22: 27,8 mm
- 23: 28,9 mm
- 24: 30 mm
- 25: 34,6 mm
- 26: 35,6 mm
- 27: 36,6, mm
- 28: 37,6 mm
- 29: 38,6 mm
- 30: 39,9 mm
- 31: 41,1 mm
- 32: 42,4 mm
- 33: 43,7 mm
- 34: 45 mm
- 35: 46,2 mm
- 36: 47,4 mm
- 37: 48,6 mm
- 38: 49,8 mm
- 39: 50,7 mm
- 40: 51,2 mm
Mẹ có nên lo lắng khi chiều dài đầu mông ngắn so với tuổi thai?
Trong hầu hết các trường hợp thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Vì có rất nhiều yếu tố để ảnh hưởng đến kết quả khi đo chiều dài đầu mông của bé. Đôi khi, bé chỉ chững lại một chút thôi và sau đó lại tiếp tục phát triển vượt bậc. Quan trọng là hiện vẫn có tim thai chứng tỏ thai sống và phát triển.
Ngoài ra, nhiều trường hợp thai phụ đi khám tại tại hai nơi khác nhau, và trong thời gian ngắn thì chiều dài đầu mông ngắn so với tuổi thai không nói lên sự khác biệt. Nếu bác sĩ có chuyên môn cao và thai phụ đi bệnh viện uy tín thì không cần suy nghĩ lo lắng nếu bác sĩ bảo không có vấn đề gì.
Đối với những thai phụ đang trong những tháng đầu thai kỳ – giai đoạn khá nhạy cảm thì có thể nỗi lo còn tăng cao hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên biết chỉ số CRL phải đạt tiêu chuẩn thì ra kết quả mới chính xác. Và những yếu tố đó là:
- Mặt cắt dọc giữa: Thấy rõ mặt nghiêng của mặt (midline facial profile), cột sống, mông của thai chỉ nhi trên một hình ảnh trọn vẹn
- Tư thế trung gian: Nên có khoảng dịch gữa cằm và ngực, đường thẳng qua mặt nghiêng sẽ cắt đường CRL trước điểm cực mông.
- Nằm ngang: Thai nhi nên nằm ngang, đường đo CRL nên hợp với chùm tia siêu âm một gốc từ 75 đến 105 độ.
- Thấy rõ đầu và mông: Thấy rõ hình ảnh cực đầu và cực mông
- Đặt con trỏ chính xác: Điểm chính giữa của con trỏ nên được đặt ở bờ ngoài của da quanh sọ và bờ ngoài của da mông.
- Phóng đại hình ảnh: Thai nên chiếm ít nhất 2/3 màn hình, thấy rõ Đầu và Mông.
Tạm kết
Nhìn chung, nếu chiều dài đầu mông ngắn so với tuổi thai thì mẹ nên hỏi rõ và nghe tư vấn của bác sĩ. Tránh tự suy nghĩ, suy diễn và khiến tâm trạng mình không tốt. Mẹ phải khoẻ, tinh thần phải lạc quan thì thai nhi mới phát triển tốt mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!