Chết đuối trên cạn – Đây là hiện tượng hiếm gặp nên ít người biết. Nó thường xảy ra sau khi bé ra khỏi nước và gặp khó khăn khi đưa không khí vào phổi.
Thế nào là chết đuối trên cạn?
Chết đuối trên cạn hay còn gọi là chết đuối cạn, đuối nước trên cạn là một thuật ngữ đã trở nên phổ biến gần đây.
Đây là hiện tượng hiếm gặp nên ít người biết. Nó thường xảy ra sau khi nạn nhân ra khỏi nước và gặp khó khăn khi đưa không khí vào phổi.
Nguyên do là nạn nhân hít phải nước vào trong cơ thể. Lượng nước này không đủ nhiều để chạm tới phổi nhưng khiến cho dây thanh quản bị co thắt và thít chặt lại, khiến không khí tới phổi bị chặn lại.
“Chết đuối thứ cấp” xảy ra khi nước vào phổi gây ra tình trạng được gọi là phù phổi. Thông thường sau 24 giờ nạn nhân mới xuất hiện triệu chứng nguy hiểm do “chết đuối thứ cấp”.
Theo thống kê, hiện tượng này cùng với “chết đuối thứ cấp” chiếm khoảng 2% tổng số ca chết đuối hàng năm.
Dấu hiệu cảnh báo để tránh chết đuối trên cạn
Sau khi đi bơi hay ngâm mình quá lâu dưới nước, nếu thấy buồn ngủ, mệt mỏi bạn cần phải cảnh giác với sức khỏe. Bởi một số biến chứng nguy hiểm sau khi đi bơi, tắm lâu có thể dẫn tới chết đuối khô.
Triệu chứng của “chết đuối trên cạn”, “chết đuối thứ cấp” hay còn gọi “đuối nước trên cạn” có thể bao gồm ho, đau ngực, khó thở và cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
“Chết đuối trên cạn” hoặc “chết đuối thứ cấp” có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau sau khi một người hít phải nước, do đó các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên sớm lưu ý các dấu hiệu lạ của con trước khi quá muộn.
Một ngụm nước cũng có thể dẫn đến tử vong
Các chuyên gia y tế cho biết, không chỉ chết đuối thứ cấp, mà suy hô hấp do phù phổi cấp, khó thở, tán huyết… cũng có thể gây nên những cái chết đuối khô trong vòng 1 – 72 giờ sau khi gặp nạn.
Khi rơi xuống nước, hoặc khi bơi lội vẫy vùng, nạn nhân thường dễ bị hít nước vào phổi. Nước đó qua phế quản vào các phế nang (làm mất chất giữ cho các phế nang không xẹp xuống khi thở ra), gây tổn thương màng phế nang, mao mạch và phù phổi cấp tổn thương (còn gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển).
Với chứng suy hô hấp trên cạn này, người gặp nạn lên bờ tim chưa bị chậm nhịp, vẫn thở được với lượng nước ít đọng trong phổi (do chưa loại bỏ hết nước ra khỏi cơ thể), có thể đi bộ và nói chuyện được, nhưng yếu. Lượng nước đọng dần có thể lấp khoảng trống chứa ôxy của phổi (chưa kể mối họa từ các hóa chất hồ bơi, bồn tắm nước nóng…), khiến giảm khả năng ôxy hóa máu. Chứng phù phổi cấp tổn thương khiến nạn nhân mới bị suy hô hấp nhẹ, thở nhanh, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp có thể hơi tăng…
Nếu người nhà thấy các dấu hiệu đó mà nhanh chóng đưa vào bệnh viện các bác sĩ có thể cứu được nạn nhân và không để lại di chứng nặng nề. Nhưng nếu không phát hiện, phổi tổn thương sẽ tiến triển thành phù phổi suy hô hấp, khiến nạn nhân tím tái, khó thở nhiều hơn, mạch nhanh, giật ở các đầu chi, miệng sùi bọt hồng, trắng, vùng phổi có tiếng rales ẩm… và sớm tử vong.
Viêm phổi cũng hay gặp sau đuối nước. Nguyên nhân do nạn nhân hít nước bẩn nên vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng ào vào cơ thể sẽ gây tổn thương thũng phổi, viêm phổi nhiều hơn (hít nhiều nước còn gây co thắt thanh môn, khởi phát cơn hen và các bệnh lý phổi mạn tính). Viêm phổi thường tiến triển trong 24 giờ sau cấp cứu đuối nước, với các dấu hiệu: Nạn nhân rất mệt, khó thở, đau ngực, ho, sốt… Cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa kịp thời.
Triệu chứng tán huyết sau khi ra khỏi nước là do nạn nhân uống một lượng nước lớn vào máu, sẽ làm giảm áp lực thẩm thấu máu gây tán huyết, vỡ hồng cầu gây mệt mỏi, đau đầu, nôn, nước tiểu có màu đen… Chứng rối loạn điện giải với các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn, phù… cũng có thể gặp.
Nguyên nhân do khi bơi lội nếu ở biển thì nước mặn vào máu, khiến lượng muối trong máu sẽ tăng (nếu bơi ở ao hồ, sông suối nước ngọt vào cơ thể làm loãng máu, gây hạ muối Natri trong cơ thể. Nếu rơi xuống nước ở vùng nước lạnh có nhiệt độ thấp còn bị hạ thân nhiệt, gây các rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa, thở chậm, thậm chí ngừng thở, tụt huyết áp, hôn mê và tử vong.
Sơ cứu đuối nước
- Khi đưa nạn nhân ra khỏi nước cần vác lên vai, hai chân phía trước, đầu chúc ra sau cho nước trong phổi chảy ra. Làm động tác này chỉ 5 – 10 giây.
- Đặt nạn nhân nằm xuống, kiểm tra mạch còn đập hay không rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhấn cho tim đập lại và khẩn trương gọi người cấp cứu, cứu hộ.
- Nạn nhân chưa tỉnh lại thì không nên dừng hô hấp và hỗ trợ tim, vì dừng lại và đưa đi cấp cứu là nạn nhân rất có thể bị tử vong.
- Triệt để giúp bệnh nhân tỉnh lại, ổn định rồi hãy đưa đi cấp cứu. Hoặc vừa đưa đi, vừa tiếp tục sơ cứu để nạn nhân nhanh tỉnh lại.
Mùa hè sắp đến, hoạt động bơi lợi là một trong những hoạt động trẻ yêu thích và phổ biến nhất vào mùa hè. Mong là cha mẹ hãy đọc bài viết và chú ý an toàn cho con khi đi bơi lợi trong dịp hè này.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!