Nếu bạn sinh mổ, vết sẹo ở bụng sẽ là hình ảnh đại diện cho sự ra đời của em bé, một phép màu của cuộc sống. Tuy nhiên, đừng để vết sẹo ấy quá rõ rệt, ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Đây là tất cả những bí quyết giúp bạn chăm sóc sẹo mổ sau sinh để nhanh lành.
Các loại vết mổ sau sinh
Khi sinh mổ, bác sĩ có thể thực hiện mổ sinh ngang hoặc sinh dọc. Mổ sinh ngang là đường cách khoảng 3 đến 5cm trên đường lông mu. Còn mổ sinh dọc là đường rạch ở tử cung.
Mổ sinh ngang
Đây là phương pháp mổ phổ biến nhất hiện nay. Lý do là vì vết rách ở phần mỏng nhất của tử cung, ít chảy máu hơn. Vết mổ này cũng ít bị rách nếu lần sinh em bé tiếp theo bạn muốn sinh thường.
Mổ sinh dọc
Vết cắt này nằm ở giữa bụng, thường là từ dưới rốn đến đường lông mu. Nó được sử dụng trong một số trường hợp bạn đã có sẹo phẫu thuật, em bé nằm trong tử cung ở vị trí bất thường.
Mẹ bị suy thai nghiêm trọng hay chảy máu quá nhiều cũng sẽ được mổ theo cách này. Các vết rạch dọc đau hơn và hồi phục chậm hơn.
Các loại sẹo sau sinh mổ
Khi da bị thương, mô xơ sẽ hình thành và lấp đầy các chỗ trống bằng những sợi collagen. Nhưng sợi collagen ở sẹo sẽ song song cùng hướng, còn sợi collagen bình thường đan với nhau.
Thông thường các vết sẹo sinh mổ đều lành rất tốt. Nhưng nếu collagen được sản xuất nhiều quá thì sẹo sẽ lồi lên. Người dưới 30 tuổi và có da màu tối hơn sẽ dễ gặp những vấn đề với vết sẹo:
- Sẹo Keloid: Mô sẹo lan ra xung quanh ngoài vết thương.
- Sẹo phì đại: Sẹo dày hơn, cứng hơn và thường lớn hơn sẹo bình thường. Nhưng sẹo sẽ nằm trong ranh giới đường rạch ban đầu.
Bí quyết chăm sóc sẹo mổ sau sinh
Thực hiện đúng những bí quyết này, vết sẹo của bạn sẽ lành nhanh hơn, ít thành sẹo lồi.
Giữ vết thương sạch sẽ
Mỗi ngày khi tắm, bạn hãy để xà phòng chảy qua vết thương. Không cần phải chống thấm nước vết thương, chỉ cần không chà xát mạnh. Sau khi tắm, nhẹ nhàng lau khô vùng da này bằng khăn sạch.
Hỏi kĩ bác sĩ về việc băng vết thương
Một vài bác sĩ cho rằng có thể bôi vaselin và che vết thương bằng một miếng băng. Cũng có người lại nói rằng bạn không nên bôi gì hết và không băng vết thương lại. Bạn nên hỏi bác sĩ xem với vết thương của bạn thì nên làm gì.
Để vết sẹo tiếp xúc với không khí
Không khí thúc đẩy chữa lành vết thương trên da. Vì vậy bất cứ khi nào có thể, hãy để vết sẹo của bạn tiếp xúc với không khí. Vào ban đêm, bạn có thể mặc áo choàng rộng để không khí lưu thông.
Cắt chỉ đúng lịch
Nếu bạn được khâu vết thương bằng chỉ khâu không tiêu, hãy đến bác sĩ để cắt chỉ đúng hẹn. Cắt chỉ muộn có thể dẫn đến sẹo xấu xí hơn.
Tập thể dục cẩn thận
Tập thể dục sau sinh mổ cần cẩn thận để các vết sẹo được chữa lành. Bạn nên tránh các động tác uốn cong hoặc vặn vẹo cơ thể. Các động tác nhanh cũng chưa nên tập khi sẹo chưa lành. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn tập.
Nếu chưa tập thể dục trở lại, bạn cũng cần vận động một chút. Trên thực tế, lưu lượng máu tăng lên giúp chữa lành và giảm khả năng phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi bạn thích, hãy cho em bé vào xe đẩy và đi dạo quanh khu phố.
Dấu hiệu vết sẹo nhiễm trùng
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức:
- Vết sẹo hoặc vùng da xunh quanh đỏ hoặc sưng lên
- Vết mổ chảy nước
- Sốt cao hơn 40 độ C
- Vết thương cứng hoặc bạn cảm thấy đau
- Đau ở vị trí vết mổ
- Vết mổ hở ra
Vết sẹo mổ là dấu ấn rõ ràng nhất cho thấy em bé của bạn đã chào đời như thế nào. Hãy chăm sóc sẹo mổ sau sinh đúng cách để bạn có thể yêu thương và trân trọng vết sẹo đặc biệt ấy.
Xem thêm:
Sau sinh tập thể dục sai cách, càng tập bụng càng to!
Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?
Thực đơn cho mẹ sinh mổ có sữa về phà phà và lành sẹo cực nhanh
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!