Khi mẹ bầu 35 tuần, cơ thể bé đã có nhiều thay đổi. Mỗi ngày con lại dịch chuyển sâu hơn xuống khung chậu để chuẩn bị ra đời. Các cơ quan nội tạng phát triển hoàn thiện, não bộ của thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng ở giai đoạn này.
Quá trình bé phát triển ở tuần thứ 35 thai kỳ
Bé giờ to bằng quả dưa gang với chiều dài 46cm và cân nặng thai nhi 35 tuần là 2.3kg
Chỉ số thai 35 tuần
Thời điểm bầu 35 tuần, hoặc 33 tuần sau khi thụ thai, da của bé dần trở nên hồng hào và mịn màng. Tay chân mũm mĩm hơn.
- Con của bạn liên tục tăng trọng lượng cần thiết; cơ thể của bé có 15% chất béo.
- Bé bây giờ đạp thường xuyên hơn.
- Bé dịch chuyển dần xuống xương chậu của mẹ hơn. Điều này giúp cho việc hô hấp của mẹ trở nên dễ dàng hơn, nhưng lại ảnh hưởng xấu đến bàng quang.
- Bé đã phát triển đầy đủ thận và gan đã sẵn sàng để xử lý một số sản phẩm chất thải của cơ thể.
- Não của thai nhi tuần 35 đang phát triển với tốc độ rất cao. Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, trọng lượng não của bé tăng gần 10 lần và đến 12 tuổi, bộ não đó sẽ lớn hơn gấp 3 lần kích thước lúc sinh.
Hình ảnh siêu âm thai 35 tuần
Nếu ra đời vào tuần 35, các bé sinh non vẫn có nguy cơ sống sót nhưng sẽ dễ gặp phải các biến chứng sức khỏe không tốt: bệnh vàng da, nhiễm trùng, hô hấp kém…
Những thay đổi ở mẹ bầu 35 tuần
Cùng với những sự phát triển hoàn thiện từng ngày của thai nhi 35 tuần, mẹ bầu cũng sẽ trải qua những thay đổi mới ở tuần thai này. Nguyên nhân chủ yếu là vì bé đang dần di chuyển xuống phần xương chậu. Điều này gây áp lực lên bàng quang và dẫn đến nhiều vấn đề mới cho mẹ.
- Tử cung của bạn mở rộng, bây giờ đã chạm đến lồng xương sườn của bạn. Chiều dài từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung gần tương đương với số tuần mang thai. Vì vậy, khi mang thai 35 tuần, chiều dài này có thể đạt 35cm.
- Ợ nóng và các vấn đề về dạ dày ruột khác làm bạn khó chịu.
- Bạn có thể bị thiếu kiểm soát với bàng quang khi bạn ho, hắt hơi, hoặc thậm chí cười. Đó là vì em bé đang ở gần xương chậu và chèn ép bàng quang của mẹ. Cũng do bé sắp chào đời nên ‘quậy’ hơn rất nhiều.
- Bạn có thể gặp phải những cơn nhức đầu thường xuyên.
- Phát ban trên da là một vấn đề khác có thể gây rắc rối cho bạn. Ngoài ra mẹ còn có thể nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa ở bụng
- Nướu của bạn có thể bị chảy máu.
- Bạn luôn cảm thấy mình thật vụng về.
- Bạn có thể cảm thấy một số cơn co thắt nhẹ – cơn co Braxton Hicks – có vẻ như cơ thể bạn tự chuẩn bị cho chuyển dạ.
- Dịch âm đạo ra nhiều hơn vào tuần này, mẹ nên dùng băng vệ sinh hằng ngày để cảm thấy thoải mái hơn.
- Giãn tĩnh mạch khiến chân mẹ đau hoặc ngứa ngáy khó chịu.
- Chứng bệnh trĩ cũng còn đeo bám mẹ
- Cơ thể người phụ nữ ngày càng mệt mỏi, việc hay quên thường xuyên xảy ra hơn.
Lưu ý chăm sóc thai kỳ
Mẹ mang thai 35 tuần cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón bé chào đời. Mẹ và người nhà cần trang bị những kiến thức về dấu hiệu chuyển dạ để có thể xử trí đúng cách các vấn đề phát sinh.
Sắp tới ngày sinh, mẹ cần tìm hiểu về các phương pháp giảm đau khi đẻ. Có người mẹ thậm chí có thể không cảm thấy bất kỳ cơn đau nào trong toàn bộ quá trình sinh mà vẫn tỉnh táo để có thể chào đón con yêu chào đời.
Mẹ mang thai 35 tuần nên tìm hiểu về các phương pháp giảm đau khi sinh
Giảm chứng ợ nóng bằng cách ngồi thẳng khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ. Mẹ có thể nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn để làm tăng nước bọt tạm thời. Đồng thời hạn chế dùng các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, nước uống có ga.
Bây giờ là thời điểm thích hợp để khám âm đạo và hậu môn để kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn.
Thực hành các bài tập Kegel vì chúng sẽ tăng cường cơ bắp vùng xương chậu của bạn khi sinh. Tập thể dục cũng giúp em bé được kích thích một cách tích cực.
Hãy nhớ để giữ cho cơ thể mẹ bầu 35 tuần luôn đầy đủ nước trong ngày. Cố gắng ăn uống lành mạnh.
Hãy tiếp tục giữ chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai 35 tuần mẹ nhé
Khi bạn đang ở gần ngày sinh, bạn có thể cảm thấy lo lắng. Hãy giúp bản thân thoải mái hơn bằng cách tập trung vào những điều mà bạn yêu thích.
Những điều cần làm ở tuần thứ 35 thai kỳ
Hãy chụp ảnh lưu lại kỷ niệm của những tuần cuối thai kỳ này để sắp xếp tất cả theo trình tự thời gian, sau này nó sẽ là những tấm ảnh cực kỳ quý giá về hành trình mang thai diệu kỳ của bạn đấy.
Giặt giũ sạch sẽ và cất tất cả quần áo của em bé. Việc bận rộn chuẩn bị cho thiên thần nhỏ sẽ giúp giữ cho tâm trí của bạn ngừng suy nghĩ nhiều.
Nếu bạn chưa làm, hãy tạo một kế hoạch sinh nở một thời gian trước khi các cơn co thắt đầu tiên xảy ra khi bầu 35 tuần! Bằng cách này, bạn biết sẽ phải gọi cho ai và đi đâu khi bạn muốn sinh.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!