Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 26 thai kỳ

Bạn có thể biết màu mắt của bé ngay từ bây giờ không? Hãy cùng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi bạn hướng ánh sáng tới bụng của bạn. Bạn cũng nên bắt đầu tìm kiếm mọi vài lựa chọn thời trang để che bụng bầu. Đây sẽ là một cách tuyệt vời để tận hưởng tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu 26 tuần chuẩn bị bước vào tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Tử cung to lên nhanh chóng, gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Các cơn đau xương sườn, khó thở hoặc cảm giác như có kim châm ở vùng bụng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Sự phát triển của bé ở tuần thứ 26 thai kỳ

Thai nhi 26 tuần đã dài khoảng 35.6cm và nặng 762gram, tương đương với một búp xà lách. Lúc này bụng bầu của mẹ trở nên quá chật chội và mỗi khi bé đạp hay duỗi người, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu nhiều hơn.

Cân nặng thai nhi 26 tuần vào khoảng 762gram

Trong tuần này của Cẩm nang mẹ bầu, mẹ sẽ biết được những sự thay đổi của bé như sau:

  • Mẹ sẽ biết được màu mắt của bé cho đến khi bé được sáu tháng tuổi sau khi sinh. Dù bây giờ bé có thể mở mắt, nhưng mẹ sẽ không thấy gì nhiều ở mắt của bé.
  • Hệ thống thính giác của bé (ốc tai và các cơ quan cảm giác ngoại vi) đã bắt đầu phát triển trong tuần thứ 18, và ở tuần thứ 26 thai kỳ đã được hình thành hoàn toàn.
  • Các túi khí của phổi, được gọi là alveoli, sẽ được phát triển hoàn thiện vào cuối tuần này.

Hình ảnh siêu âm thai 26 tuần

  • Ở tuần thứ 26 của thai kỳ, bé thường lựa chọn tư thế chào đời, thường là đầu xuống dưới, vài bé lại nằm ngang bụng mẹ, gọi là thai ngôi ngang.
  • Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của bé đã có đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã được phát triển và thực hiện vai trò của mình. Các mạch máu ở phổi của bé cũng đang phát triển rất nhanh.

Những bé sinh non tuần 26 sẽ gặp phải nhiều vấn đề hô hấp, nhưng theo lý thuyết, các bé vẫn có thể sống tiếp. Tuy vậy, đây là tình trạng không mong muốn. Vì khi được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ, bé sẽ có thêm thời gian để phát triển phổi và não bộ hoàn thiện hơn.

Cơ thể mẹ bầu 26 tuần có những thay đổi nào?

Mẹ sẽ thấy một vài va chạm chuyển động cực kỳ ấn tượng của bé. Tử cung của hiện ở vị trí khoảng 6.35 cm phía trên bụng. Nhiều mẹ gặp chứng mất ngủ vì phải chịu đứng các chứng đau lưng, ợ nóng và chuột rút. Những triệu chứng này làm bạn càng lúc càng khó ngủ hơn.

Mang thai 26 tuần, mẹ phải đối mặt với tình trạng mất ngủ thường xuyên

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể bị huyết áp cao. Tuy huyết áp của mẹ bầu 26 tuần hiện giờ vẫn còn có thể thấp hơn so với trước khi thụ thai, nhưng mẹ có thể phải kiểm tra tiền sản huyết áp để phát hiện khả năng mắc bệnh huyết áp cao hay không.

Mẹ đang trải qua chứng đau dây chằng tròn vì tử cung ngày càng mở rộng.

Tầm nhìn của bạn có bị mờ không? Điều này có thể là do các hormone làm giảm sự hoạt động của tuyến lệ, và điều này dẫn đến việc mắt bạn bị khô hơn.

Bụng mẹ đã to ra rất nhiều, ngực cũng tođầu vú thâm đen. Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ.

Thường thì trong giai đoạn này rốn của mẹ đã bị đẩy lồi ra ngoài, sau đó xuất hiện cảm giác căng và ngứa. Hãy chú ý dưỡng ẩm đầy đủ và cung cấp đủ nước để tăng độ đàn hồi cho da.

Mẹ có thể gặp triệu chứng ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu do axit), cảm giác nóng rát thường kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng dưới.

Nếu mẹ có tiền sử đau nửa đầu thì cơn đau có xu hướng tăng lên trong thời kỳ mang thai. Hãy thử áp dụng châm cứu, xoa bóp, thiền và yoga.

Mẹ bầu 26 tuần cảm thấy đau nhiều vị trí trên cơ thể

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc thai kỳ khi bầu 26 tuần

Hãy kiểm tra chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn để tăng cường sự phát triển của thành bụng của bạn. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Để nhau thai và dây rốn khoẻ mạnh, mẹ hãy ăn nhiều rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh và dưa chuột, cũng như nhiều thịt nạc là nguồn cung cấp sắt mẹ nhé!

Cẩn trọng với các thức ăn nạp vào cơ thể

Không riêng gì bà bầu tuần 26, mẹ mang thai phải đảm bảo ăn các thực phẩm được nấu kỹ. Các thực phẩm sống cần lưu ý khi nấu như thịt, cá hoặc thịt gia cầm.

Mẹ bầu 26 tuần cần duy trì chế độ ăn lành mạnh

Tránh ăn trứng sống: Không mua trứng đã bị nứt; Bảo quản trứng trong tủ lạnh ngay cả khi đã được nấu chín. Khi chuẩn bị trứng, mẹ hãy nấu cho đến khi lòng trắng đã chắc và lòng đỏ đã bắt đầu đặc lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập các tư thế giúp giảm đau

Để tránh tư thế gây đau, phụ nữ mang thai cần đứng thẳng, tập tư thế này bằng cách áp sát vào tường, đảm bảo diện tích tiếp xúc giữa cơ thể và tường là cao nhất. Tránh tư thế đẩy hông và bụng về phía trước vì tư thế này có thể gây đau lưng và nặng nề cho cơ thể khi di chuyển.

Nếu mẹ đang trải qua chứng đau dây chằng tròn, hãy thử làm một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạn cho xương chậu nhé!

Những việc mẹ bầu 26 tuần cần làm

Khi thai nhi 26 tuần cũng là lúc mẹ nên đi sắm sửa đồ sơ sinh cho bé

Nếu có thể, mẹ hãy lên lịch chụp ảnh mẹ bầu để lưu lại khoảnh khắc thai nghén diệu kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đã đến lúc đi mua sắm đồ sơ sinh và cả những bộ đầm bầu thật đẹp! Vâng, bạn phải vừa mặc đẹp, vừa che cho cái bụng của bạn lùm lùm khỏi ánh nhìn soi mói tò mò của mọi người.

Chuẩn bị một chuyến đi đến bệnh viện để khám thai. Nếu gặp các bất thường sau, mẹ cần trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Sưng phù nhiều ở vị trí cổ chân và các khớp: Hãy cho bác sĩ biết và hỏi cách khắc phục
  • Thai máy bất thường: Hãy hỏi bác sĩ cách đếm cú đạp của con để biết khi nào cần đến bác sĩ thăm khám
  • Lo âu và stress kéo dài: Mẹ cần trao đổi với người thân và bác sĩ để chặn đứng những cảm xúc tiêu cực này

Khi bầu 26 tuần, có thể mẹ sẽ thấy khó chịu vì quá nhiều triệu chứng đau nhức và thay đổi ở cơ thể mình. Người trở nên nặng nề khó xoay trở hơn. Điều tích cực mà mẹ có thể làm để bản thân ổn hơn là hòa nhịp với những thay đổi trong cơ thể và cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ để cảm thấy đỡ mệt hơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le