Stress có gây sảy thai không? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tiêu cực tới thai nhi khi mẹ bầu bị stress, một trong số đó là nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên mẹ bầu hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng căng thẳng của mình với những bí quyết đơn giản này.
Stress có gây sảy thai không?
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại Mỹ thì vấn đề stress sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc với mẹ bầu mang thai lần đầu tiên.
Hiệp hội tâm lý học của nhiều quốc gia đã nghiên cứu và cũng cho biết thêm rằng. Nếu mẹ thường xuyên căng thẳng hoặc có cảm giác lo lắng quá mức khi đang ở thai kỳ sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới thai nhi. Hầu hết các ảnh hưởng này sẽ không thể hiện ra ngay mà nó sẽ ảnh hưởng về lâu về dài trong tương lai.
Mỗi một lần cảm thấy lo lắng hay stress, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra các loại nội tiết tố căng thẳng của hoóc môn như Adrenaline, Noradrenalin hoặc cortisol. Và chính việc hình thành các hoóc môn này sẽ đi qua dây rốn, tác động tới thai nhi trong bụng mẹ.
Sảy thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và căng thẳng cũng không nằm ngoài những nguyên nhân có thể khiến bạn sảy thai.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây sảy thai vì nó kích thích cơ thể tiết ra một loại hormone trong máu làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn thế nữa, tâm trạng của bà mẹ không tốt khi mang thai còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.
Những bí quyết hiệu quả giúp mẹ bầu giảm stress khi mang thai
Mẹ bầu bị căng thẳng, stress, tâm tính trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ cũng như thể chất của em bé trong trong bào thai. Người mẹ cần hiểu và nhận biết được những ảnh hưởng tiêu cực này để kịp thời điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chế độ nghỉ ngơi cũng như tâm lý để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Nếu bạn cảm thấy mình đang trong tình trạng bị căng thẳng vượt quá mức bình thường hay có bất kỳ vấn đề nào về tâm lý trong thai kỳ, hãy thử áp dụng các cách sau:
1. Stress có gây sảy thai không – Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với người thân
Nhiều phụ nữ ít chia sẻ, ít nói ra cảm xúc, điều ấy không phải lúc nào cũng tốt. Khi mang bầu bạn nên nói ra để tránh bị dồn nén cảm xúc tạo ra những điều tiêu cực. Nếu không thể nói với gia đình thì các lớp tiền sản sẽ giúp bạn điều này. Trong một số trường hợp cần thiết, đừng ngần ngại tư vấn bác sĩ khám thai hoặc các bác sĩ chuyên môn về tâm lý.
2. Nghỉ ngơi hợp lý
Khi mang thai mẹ bầu không nên làm những việc nặng nhọc, không làm trong môi trường độc hại hay những việc làm phải đứng lâu, cúi nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và dành khoảng 30 phút cho giấc nghỉ trưa.
Đồng thời cần tuyệt đối tránh thức quá khuya. Song song với ngủ nghỉ, bầu cũng nên vận động thường xuyên, vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp lưu thông máu. Những bài tập thể dục hợp lý cho bà bầu cũng như mang lại cảm giác thư giãn có thể kể đến bơi lội, đi bộ, yoga,…
3. Tham gia các lớp học tiền sản
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người lần đầu có con thường bị stress bởi những vấn đề nhỏ nhặt như lo sợ thai nhi bị dị tật, sợ hãi với quá trình sinh nở, … Tất cả có thể là vì họ chưa có kiến thức vững vàng và trải nghiệm với quá trình mang thai. Các lớp học tiền sản với vô số mẹ bầu khác sẽ giúp bạn điều này.
Các lớp học tiền sản không những giúp sản phụ những kỹ năng cần thiết khi sinh nở mà cả những vấn đề liên quan đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc em bé. Chính vì lẽ đó, các nhà khoa học đã khuyến cáo những ai lần đầu làm cha, làm mẹ thì nên tham gia các lớp học tiền sản để bỡ ngỡ trong quá trình nuôi dưỡng em bé sau này.
Trong quá trình học hỏi, trao đổi, giao lưu giữa giáo viên cũng như các học viên khác, dần dần mẹ bầu sẽ nhận thấy việc mang thai không quá khó khăn và “cô đơn” như mình tưởng. Khi đó những vấn đề stress tâm lý cũng được giải tỏa theo.
4. Chế độ dinh dưỡng giúp giảm thiểu stress khi mang thai
Dinh dưỡng thai kỳ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ. Ngoài việc cần ăn đủ các nhóm chất, uống nhiều nước, tăng các các thực phẩm giàu chất xơ, canxi, folic, sắt, … và các khoáng chất cần thiết, mẹ bầu có thể bổ sung với thực đơn hàng ngày của mình các thực phẩm có khả năng cải thiện tình trạng căng thẳng khi mang thai.
Có thể kể đến một số thực phẩm mang lại hiệu quả giải tỏa căng thẳng cho mẹ bầu như:
Các loại hạt, trái cây sấy khô. Trạng thái căng thẳng sẽ làm cạn kiệt “kho dự trữ” vitamin B trong cơ thể nên bạn hãy nhanh chóng nạp đầy nó với các loại hạt, trái cây sấy.
Ăn hoa quả giàu vitamin C. Bởi loại vitamin này có thể loại bỏ hormone gây căng thẳng là cortisol một cách nhanh chóng. Do đó, mẹ bầu hãy chịu khó ăn các loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin C khi cảm thấy căng thẳng.
Uống trà hoa cúc. Các loại trà thảo mộc từ hoa cúc La Mã, bạc hà, trà xanh hay gừng đều là cách giảm căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh của bạn, tăng cường trí não tự nhiên nhất, từ đó khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Yến mạch. Giàu carbohydrate dạng phức hợp, các món ăn từ yến mạch sẽ kích thích não sản xuất serotonin, hoạt chất dẫn truyền thần kinh có đặc tính chống ô-xy hóa và chống trầm cảm nên đây được xem cũng là món ăn giảm stress hiệu quả.
Như vậy với câu hỏi, stress có gây sảy thai không thì câu trả lời từ các chuyên gia sức khỏe là hoàn toàn có thể. Do đó mẹ bầu cần thận trọng với các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và chịu khó áp dụng ngay các cách trên để sớm có được một tâm lý tốt nhất cho cả mẹ và em bé của mình.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!