Thai 26 tuần cần làm xét nghiệm gì để kiểm tra sức khoẻ của mẹ và bé? Thai nhi vào thời điểm này sẽ như thế nào và mẹ cần lưu ý những gì cho những tuần cuối của tam ca tứ nguyệt thứ hai?
Sự phát triển của thai 26 tuần trong bụng mẹ
Bé yêu của ba mẹ lúc thai 26 tuần tuổi có chiều dài cỡ cây hành lá, dài khoảng 36 cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng khoảng 750-900g. Thời điểm này thai nhi đã có thể nghe và phản ứng với tiếng động ở môi trường bên ngoài. Nếu mẹ nghe nhạc, trò chuyện thì bé sẽ có thể “đá” vào thành bụng để cho mẹ và mọi người hay rằng bé đang nghe đấy.
Đôi mắt của bé ở thai 26 tuần sẽ dần dần mở ra và bắt đầu nhấp nháy. Lông mi của bé cũng sẽ phát triển và tóc trên đầu sẽ mọc ra nhiều hơn.
Lần tái khám thai 26 tuần cần làm xét nghiệm gì?
Cũng như những lần tái khám trước, kiểm tra thai 26 tuần cần kiểm tra những chỉ số cơ bản về cân nặng, huyết áp. Thai phụ cũng có thể trao đổi và hỏi bác sĩ về những điều cần lưu ý khi chuẩn bị bước vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Hơn thế nữa, có thể ở lần khám thai 26 tuần cần làm xét nghiệm như:
- Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm, phát hiện nếu bị tiểu đường thai kỳ
- Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Xác định chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
- Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose
- Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
- Tiêm vaccine chống bệnh bạch hầu
Ngoài thắc mắc thai 26 tuần cần làm xét nghiệm gì thì mẹ nên chăm sóc bản thân trong giai đoạn này như thế nào?
Bây giờ là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu lên kế hoạch sinh nở nếu mẹ vẫn chưa bắt tay vào làm. Kế hoạch không có gì to lớn cả. Nó chỉ đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn; cần tránh; danh sách đồ đi sinh; câu hỏi thắc mắc,…cho quá trình sinh nở.
Ngoài ra, giai đoạn này thai phụ cũng có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu do axit) với cảm giác nóng rát thường kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng dưới. Đồng thời với kích thước bụng phát triển to dần, mẹ có thể gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng khi di chuyển. Do dó, hãy cẩn thận mẹ nhé.
Những lần khám thai quan trọng tiếp theo sau thời gian thai 26 tuần
Cuộc hẹn khám thai sau thời gian thai 26 tuần sẽ là lần đầu tiên trong tam ca tứ nguyệt thứ ba. Và với giai đoạn mới của thai kỳ thì có nhiều điều mới mẻ cần được quan tâm.
Lần khám thai tiếp theo vào tuần thứ 28-36
Ngoài việc thăm khám và đo những chỉ số cơ bản như đo huyết áp, khám thai, thai phụ có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như:
- Máu
- Nước tiểu
- Siêu âm để kiểm tra thai nhi có ngôi mông hay không. Đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung có dấu hiệu sắp sinh hay chưa.
- Tiêm phòng uốn ván cuống rốn 2 mũi cách nhau 1 tháng để phòng ngừa bệnh uốn ván cho bé.
- Xét nghiệm Non-stress (NST) nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai và bé có nhận đủ oxy hay không.
Khám thai từ tuần 36-40
Khi đến giai đoạn sắp sinh của thai kỳ, thai phụ sẽ thường được bác sĩ hẹn tái khám sau mỗi 1 tuần. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi.
Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, bạn sẽ phải đi khám thai mỗi tuần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ.
Ngoài ra, xét nghiệm khung chậu và xét nghiệm Non-stress test cũng có thể được đề nghị tiến hành. Nếu có dấu hiệu sa bụng thì bác sĩ sẽ hướng dẫn nhận biết dấu hiệu sắp lâm bồn để ba mẹ nhận biết.
Khám thai tuần thứ 40-42 của thai kỳ
Nếu thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Lúc này các bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên giục sinh hay không hay tiếp tục chờ đợi.
Sự phát triển của thai nhi sẽ khác ở mỗi tuần và mỗi giai đoạn của thai kỳ. Do đó, thai phụ cần thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm được chỉ định để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!