Thai 25 tuần là thời điểm lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng bầu và thậm chí là cả chân của mẹ cũng đều đau nhức ê ẩm vì những tác động của hormone thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể.
Hãy đọc bài viết này để biết:
- Sự phát triển của thai 25 tuần
- Triệu chứng thai kỳ khi bầu 25 tuần
- Mẹ cần làm gì ở tuần thai này?
Sự phát triển của bé ở tuần thứ 25 thai kỳ
Thai 25 tuần sẽ nặng khoảng 660gram, dài tầm 34,5 cm, bằng một quả cà tím. Cùng với những thay đổi khác trong cơ thể, sự tăng cân này là sự chuẩn bị cho cuộc sống ngoài bụng mẹ.
Thời điểm này đầu của bé vẫn nằm gần ngực mẹ và hai bàn chân đang hướng xuống. Nhưng bé sẽ thay đổi tư thế trong 1 vài tuần nữa thôi.
Trong tuần thai thứ 25 này, mẹ sẽ biết được rằng:
- Các cử động của em bé sẽ trở nên thường xuyên hơn. Bé sẽ xen kẽ chơi và nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng.
- Bé bây giờ cũng có thể nghe và phân biệt giọng nói của bạn. Bé thậm chí có thể phản ứng lại với giọng nói của bạn khi bé thức.
- Da của bé bây giờ chuyển sang màu hồng vì bé đang hình thành các mạch máu nhỏ được gọi là mao mạch dưới da, và những mao mạch này bắt đầu vận chuyển máu.
- Bé đã có dấu vân tay của riêng mình, dấu nếp gấp trong lòng bàn tay đang dần hiện ra.
- Bé sẽ trải qua những chuyển động nhu ruột lần đầu tiên trong tuần này, nhưng bé sẽ không thải gì cho đến khi được sinh ra.
- Thai nhi 25 tuần vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi chào đời.
Triệu chứng thai kỳ khi bầu 25 tuần
Tuần thai thứ 25, mẹ sẽ tiếp tục tăng cân và có khi gặp phải một số triệu chứng mới. Tuy có thể khiến mẹ mỏi mệt nhưng đó chính là dấu hiệu cơ thể mẹ đang cố gắng để bé phát triển khoẻ mạnh nên hãy cố gắng lên nhé!
- Bụng bầu của mẹ trông giống như một quả bóng đá và trọng lượng của nó có thể gây ra chứng đau lưng dưới.
- Mẹ đang trải qua những cơn đau nhức khác như đau hông và đau chân.
- Có thể mẹ sẽ cảm thấy hơi ngứa hậu môn. Điều này xảy ra bởi vì tử cung ngày một lớn hơn và nó đang đẩy ép vào khu vực này và tăng lưu lượng máu đến đây.
- Mẹ có thể bị táo bón khi thai 25 tuần. Nhu động ruột không đều có thể gây đến táo bon, do đó hãy luôn uống đủ nước.
- Hội chứng chân không yên: Hội chứng này khiến tay chân liên tục mẹ phải hoạt động liên tục để giảm cảm giác châm chích hoặc như kiến bò, thường hay xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ.
- Tóc dày hơn: Nhờ hormone thai kỳ ức chế sự rụng tóc như bình thường.
- Hội chứng ống cổ tay: Tình trạng này bắt đầu từ tuần 24 và tiếp tục gây ảnh hưởng đến mẹ bầu. Các triệu chứng này thường ở mức nhẹ và mẹ không cần quá lo lắng.
- Trĩ: Vòng bụng tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, có thể gây trĩ. Đây cũng là hệ quả của chứng táo bón và sẽ khỏi hẳn sau khi sinh.
- Ợ nóng và khó tiêu: Hệ tiêu hóa của mẹ chịu áp lực bởi thai nhi đang lớn nhanh. Làm đẩy axit trong dạ dày lên thực quản
- Đầy hơi: Quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại vì ảnh hưởng của hormone thai kỳ, khiến khí ga tích tụ gây chướng bụng và táo bón.
Mẹ cần làm gì?
Mẹ mang thai tuần 25 cần chú ý đến những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển bình thường của thai nhi:
- Tiếp tục chế độ ăn lành mạnh: Mẹ hãy tăng cường các chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, hạt, ăn các loại cá ít thuỷ ngân và thịt nạc. Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ra nhiều bữa để dễ tiêu hóa hơn.
- Bổ sung nhiều nước: Uống nước đầy đủ giúp mẹ tránh táo bón, đầy hơi và trĩ khi mang thai tuần 25!
- Tập thể dục đều đặn: Tránh các môn thể thao đối kháng, nâng vật nặng quá mức và đừng nằm ngửa. Mẹ lưu ý tập thường xuyên nhưng chú ý không tập khi thấy quá mệt, chóng mặt.
- Dưỡng ẩm cho da: Các vết rạn và tình trạng nổi ban ngứa có thể được khắc phục nếu mẹ dưỡng ẩm da hàng ngày.
- Lên kế hoạch sinh con: Mẹ bầu 25 tuần hãy suy nghĩ về phương pháp sinh mà mình muốn.
- Sắm đồ sơ sinh: Mẹ hãy bắt đầu mua sắm những vật dụng cần thiết cho bé trước khi bụng lớn hơn và di chuyển khó khăn hơn nhé!
- Học kiến thức chăm sóc bé sơ sinh: Mẹ có thể tham gia vào các lớp học tiền sản, mua sách về chăm sóc con hoặc tham khảo các trang thông tin hữu ích để cập nhật kiến thức chuẩn xác nhất nhé
- Kiểm soát tinh thần: Việc mẹ mang thai tuần 25 cảm thấy lo âu cũng là điều dễ hiểu. Nhưng để giảm thiểu nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao, mẹ hãy kiểm soát các cơn stress của mình thật hiệu quả.
- Nhớ rõ lịch khám thai: để chắc chắn rằng bé cưng đang phát triển khỏe mạnh.
Mẹ mang thai 25 tuần hãy trao đổi với các bác sĩ những triệu chứng bạn đã gặp phải, đặc biệt là những triệu chứng bất thường như cơ gò tử cung, ra máu,.. Đừng quên lập danh sách các câu hỏi hoặc vấn đề bạn muốn thảo luận với bác sĩ mẹ nhé!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!