Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy cách xử lý thai ngoài tử cung như thế nào là đảm bảo an toàn nhất cho thai phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản?
Để có cách xử lý thai ngoài tử cung chính xác, kịp thời thì cần phát hiện sớm tình trạng này. Đây là điều cốt yếu để tránh hiện tượng vỡ túi thai, gây chảy máu trong ổ bụng.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Khi mang thai ngoài tử cung, thai phụ vẫn có những dấu hiệu như một thai kỳ bình thường, trễ kinh, căng ngực….
Các vị trí thai ngoài tử cung
Nhưng sau đó, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện hàng loạt các biểu hiện bất thường:
Ra máu đen
Thai phụ sẽ ra máu trước ngày hành kinh sau đó kéo dài nên không biết mình đã mang thai. Có trường hợp khi hết, khi không được gọi là rong huyết. Máu thường có màu đen, ít và đông lại.
Đau bụng
Những cơn đau bụng do mang thai ngoài tử cung thường khó phân biệt với cơn đau khi mang thai bình thường. Mẹ bầu cần theo dõi kỹ nếu bị đau vùng bụng dưới, đau một bên, đau âm ỉ, và cả những cơn đau nhói.
Thai ngoài tử cung gây những cơn đau bụng
Chóng mặt, ngất xỉu
Khi khối thai phát triển càng lớn các triệu chứng trên sẽ trở nên rõ ràng hơn. Và khi khối thai bị vỡ, thai phụ sẽ bị đau bụng dữ dội một cách đột ngộ, chóng mặt thậm chí ngất xỉu.
Khi nghi ngờ có thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp sau để chẩn đoán chính xác:
- Siêu âm: Khi siêu âm nếu không có túi thai trong tử cung. Và xét nghiệm máu cho kết quả đã mang thai, bác sĩ sẽ có căn cứ để chẩn đoán thai ngoài tử cung. Có nhiều trường hợp có thể khối u ở cạnh tử cung dạng echo hỗn hợp. Thậm chí còn có thể thấy hình ảnh túi thai trong vòi trứng.
- Nội soi ổ bụng: Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác 100% trường hợp có thai ngoài tử cung.
Những nguy hiểm tiềm tàng khi mang thai ngoài tử cung
Như đã nói ở trên thai ngoài tử cung nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến thai phụ gặp biến chứng nguy hiểm.
Khi khối thai ngoài tử cung phát triển lớn hơn sẽ ăn mòn các mạch máu của vòi trứng. Điều này khiến vòi trứng căng phồng lên. Khi không còn chịu đựng được vòi trứng và mạch máu bị vỡ và chảy máu vào ổ bụng.
Thai ngoài tử cung bị vỡ
Biến chứng nguy hiểm hơn là khối thai bị sảy qua loa vòi vào trong ổ bụng. Nguyên nhân là do khối thai làm tổ sai vị trí nên dễ bị bong ra và chảy máu. Nếu máu chảy nhiều sẽ tạo máu tụ trong ổ bụng, thậm chí chảy máu ồ ạt ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách xử lý thai ngoài tử cung chị em cần biết
Có trường hợp thai ngoài tử cung tự tiêu do tế bào nuôi thai không phát triển. Máu cung cấp đến khối thai giảm dần cho đến khi nó ngừng phát triển và tự tiêu biến. Nhưng trường hợp này không nhiều. Bởi vậy, cần có cách xử lý thai ngoài tử cung kịp thời.
Tiêm thuốc điều trị thai ngoài tử cung bằng methotrexat
Tùy vào tình trạng, kích cỡ túi thai mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. Nếu khối thai chưa vỡ và có đường kính khoảng 3m bác sĩ sẽ tiêm thuốc điều trị thai ngoài tử cung.
Loại thuốc này sẽ làm cho khối thai ngừng phát triển và tự tiêu. Với phương pháp này ống dẫn trứng sẽ được bảo vệ. Tùy theo tình trạng của thai phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.
Sử dụng thuốc điều trị thai ngoài tử cung
Phẫu thuật nội soi
Cách xử lý thai ngoài tử cung này được áp dụng cho khối thai lớn nhưng chưa bị vỡ. Phương pháp này không gây đau đớn, giúp phục hồi sức khỏe nhanh, không để lại sẹo xấu…
Phẫu thuật mổ mở
Trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, máu quá nhiều trong ổ bụng thì bác sĩ phải mổ mở. Thai phụ sẽ phải chịu đau đớn, dùng kháng sinh liều cao, có nguy cơ dính vùng bụng.
Nhưng đây là trường hợp bắt buộc. Bởi nếu không được phẫu thuật kịp thời, thai phụ có thể tử vong do mất máu.
Điều trị thai ngoài tử cung bao lâu? Khi nào được mang thai trở lại?
Theo các bác sĩ thì tùy phương pháp thời gian điều trị kéo dài từ 2 – 6 tuần. Với thời điểm mang thai lại thì nếu điều trị bằng thuốc cần đợi ít nhất 3-6 tháng để tránh thuốc ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu phẫu thuật thì phải chờ ít nhất 2 chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy lần có thể mang thai ngoài tử cung một lần nữa nhưng hầu hết chị em đều có thể mang thai trở lại. Ngay cả với trường hợp đã bị cắt một bên vòi trứng. Nếu bị cắt cả hai bên thì có thể thụ tinh trong ống nghiệm.
Điều quan trọng nhất là cần phát hiện sớm để có cách xử lý thai ngoài tử cung kịp thời, tránh biến chứng. Lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào diễn biến bệnh, mong muốn cũng như kế hoạch mang thai lần kế tiếp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!