Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh đang được nhiều mẹ áp dụng cho con tại nhà để giúp mũi trẻ được thông thoáng tránh bị ứ dịch, chất nhầy khiến trẻ khó thở. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ. Do đó, mẹ cần thực hiện đúng hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh bằng xilanh với 6 bước đơn giản đúng chuẩn y khoa dưới đây để hạn chế tối đa biến chứng.
- Mẹ có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh không?
- Một số nguy cơ tiềm ẩn bé có thể gặp phải khi rửa mũi bằng xilanh
- Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh xilanh đúng chuẩn y khoa
Mẹ có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh không?
Theo các chuyên gia, nếu mẹ thường xuyên rửa mũi để làm sạch hốc mũi cho con, loại sạch dịch nhầy sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Do đó, các mẹ có thể rửa mũi cho trẻ bằng xilanh.
Nhưng phương pháp làm sạch mũi này có nhược điểm là khi sử dụng xilanh sẽ dùng một lực mạnh đẩy qua hốc mũi. Theo đó, mọi bụi bẩn, dịch nhầy hay các tác nhân gây bệnh ra bên ngoài. Cũng chính cơ chế đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho con.
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ có chắc mình hiểu rõ cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, giúp mũi con thông thoáng dễ thở hơn?
Hướng dẫn mẹ cách dùng dụng cụ rửa mũi cho bé theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh giúp ngăn ngừa được một số bệnh liên quan đến đường hô hấp
Một số nguy cơ tiềm ẩn bé có thể gặp phải khi rửa mũi bằng xilanh
1. Rửa mũi bằng xilanh dễ gây sặc
Dùng xilanh có phải là cách rửa mũi an toàn cho trẻ sơ sinh? Nhiều mẹ thấy con nghẹt mũi, sổ mũi thì nghĩ bơm nước thật mạnh, thật nhanh càng mang lại hiệu quả. Thực tế, việc đó tạo áp lực mạnh nên gây nguy hiểm cho con. Dòng nước từ xilanh vào chưa kịp làm loãng dịch nhầy đã chảy xuống cổ họng gây sặc cho con. Nếu mẹ không kịp xử lý thì có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp, tràn dịch màng phổi và đe dọa đến tính mạng của con.
2. Niêm mạc mũi của trẻ bị dễ tổn thương
Xilanh bớm nước trực tiếp có thể khiến niêm mạc mũi của con bị phù nề. Bên cạnh đó, xilanh không phải được thiết kế để rửa mũi, chưa được vô khuẩn và có đầu nhọn nên nguy cơ gây tổn thương niêm mạc mũi rất cao. Nếu mẹ không cẩn thận có thể gây xước niêm mạc mũi, chảy máu và nguy cơ bé bị viêm nhiễm rất cao.
Bé dễ bị tổn thương vùng mũi khi rửa mũi bằng xilanh
3. Có thể gây viêm họng cho trẻ
Tai, mũi, họng có cấu tạo thông với nhau nên cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh có thể làm bụi bẩn, chất nhầy đi thẳng xuống cổ họng. Điều này có thể vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh và bé bị viêm cổ họng là điều hiển nhiên. Nhiều bé bị nghẹt mũi, sổ mũi cộng thêm viêm họng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng.
4. Tăng nguy cơ bị viêm tai giữa
Trẻ sơ sinh vốn có vòi nhĩ ngắn, nằm ngang và luôn mở nên dễ bị viêm nhiễm. Và khi mẹ rửa mũi bằng xilanh có thể làm nước cùng dịch nhầy chảy ngược lên tai và gây viêm nhiễm. Mà bệnh viêm tai giữa khó điều trị hơn rất nhiều so với viêm họng, viêm mũi. Bệnh còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm thính giác, gây rối loạn chức năng ngôn ngữ, viêm xương chũm, liệt mặt ngoại biên…
Bé có thể tăng nguy cơ viêm tai giữa
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh xilanh đúng chuẩn y khoa
Rửa mũi bằng xilanh là cách vệ sinh đường hô hấp cho trẻ phổ biến hiện nay. Vì cách này giúp bé tránh được nhiều bệnh về đường hô hấp. Vậy các mẹ nên tham khảo ngay cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối qua xilanh dễ thực hiện chỉ với 6 bước dưới đây:
- Bước 1: Mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn mềm, tăm bông, ống xilanh bằng nhựa hoặc thủy tinh có dung tích khoảng 100-150cc. Nhớ là ống xilanh đã được tiệt trùng bằng nước sôi.
- Bước 2: Nghiêng đầu con sang 1 bên và cho nước muối sinh lý vào ống xilanh đã chuẩn bị.
- Bước 3: Mẹ bắt đầu đưa đầu xilanh vào khoang mũi và bơm 1 lượng nước muối sinh lý vào. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ có thể điều chính lượng nước muối vào sao cho phù hợp. Mẹ cần chú ý là không xịt quá nhiều nước muối sinh lý có thể khiến con bị sặc.
- Tiến hành nhẹ nhàng lấy gỉ mũi bằng tăm bông là bước 4.
- Bước 5: Mẹ thực hiện với bên mũi còn lại.
- Bước 6: Cuối cùng, mẹ lấy khăn mềm sạch lau quanh mũi cho con.
Mẹ có thể quan tâm:
Video hướng dẫn cách mẹ Nhật hút mũi cho con trong vòng 3 nốt nhạc!
Cách rửa mũi khi thấy trẻ sơ sinh khò khè do cảm lạnh
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh chỉ 6 bước đơn giản
Đối với trẻ đã vào giai đoạn 6 tháng đến vài tuổi trong trường hợp trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi nhưng không bị viêm nhiễm mà chỉ là sổ mũi dị ứng, thì giải pháp phổ biến được áp dụng là rửa mũi bằng nước muối. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cha mẹ nên để trẻ ngồi thẳng đầu hơi nghiêng, nhẹ nhàng bóp 4-5 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi. Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ sổ mũi. Mỗi ngày nên rửa mũi cho con 3-4 lần để sạch dịch viêm. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rửa mũi chỉ là cách vệ sinh giúp mũi bé thông thoáng, đỡ ngạt khi có đờm viêm chứ không thể khiến trẻ khỏi viêm mũi họng hoàn toàn.
Tổng kết
Mẹ đã hiểu rõ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh rồi đúng không, chỉ 6 bước đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề rửa mũi bằng xilanh cho trẻ sơ sinh còn rất nhiều ý kiến trái chiều. Nếu mẹ không tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng cách có thể gây nguy hiểm cho con. Vì vậy, cách tốt nhất là các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hay bác sĩ trong ngành.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!