Làm thế nào biết cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không? Đối tượng nào cần khám vô sinh? Quá trình kiểm tra có phức tạp hay không?
Trong vòng 1 năm, vợ chồng bạn vẫn quan hệ tình dục bình thường và không áp dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn chưa thụ thai. Đó có thể là dấu hiệu “ngầm báo” bạn có khả năng vô sinh.
Dấu hiệu cho thấy vô sinh ở nam
Khi quan hệ, bạn hay xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, đau khi xuất tinh… Hoạt động xuất tinh bị rối loạn có thể là dấu hiệu vô sinh.
- Dương vật khó cương cứng khi có kích thích tình dục. Hoặc “cậu bé” có cương nhưng không đủ độ cứng để “đi sâu vào cô bé”. Thậm chí, không giữ được trạng thái cương cứng cho đến khi “lên đỉnh” và xuất tinh.
- Ham muốn tình dục giảm
- Dương vật tiết ra nhiều dịch bất thường, có màu vàng, xanh
- Tinh trùng loãng, trong suốt, vón cục, đông đặc hoặc có lẫn máu
- Tinh hoàn bị sưng lên, teo nhỏ hoặc sa xuống
- Đã từng mắc bệnh quai bị ở mức độ nặng
Dấu hiệu phát hiện vô sinh ở nữ
- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kì kinh nguyệt không đều, quá ngắn hoặc quá dài
- Nữ trên 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh
- Mỗi khi tới chu kỳ thì đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội
- Âm đạo bài tiết ra nhiều dịch vàng xanh, khí hư bất thường
- Vùng ngực kém phát triển
- Cân nặng bất thường: nhẹ cân hoặc béo phì
- Mỗi khi giao hợp, có cảm giác đau ở âm đạo hoặc vùng chậu
- Đã từng sẩy thai từ 3 lần liên tiếp trở lên
- Không hứng thú chuyện chăn gối, hay tìm cớ né tránh chuyện quan hệ
Quy trình khám xem có bị vô sinh không được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Khám lâm sàng
Bác sĩ cần bạn chia sẻ những thông tin cần thiết trước khi bắt đầu khám. Bạn sẽ cung cấp thông tin về thời gian, tần suất quan hệ tình dục, tiền sử bệnh của mình và người thân trong gia đình, thể trạng,…
Sau đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng cơ quan sinh dục.
Với nam giới, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn trạng, đặc biệt là cơ quan sinh dục nam xem có bất thường gì không.
Tương tự với nữ, bác sĩ cũng kiểm tra xem có bất thường gì ảnh hưởng khả năng thụ thai hay không. Cụ thể là ở vách ngăn âm đạo, polyp cổ tử cung,…
Bước 2: Xét nghiệm cận lâm sàng
Khám lâm sàng chưa thể dẫn đến kết luận gì. Bạn phải thực hiện các loại xét nghiệm cận lâm sàng để có chẩn đoán bệnh chính xác.
Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu cơ bản, xét nghiệm nội tiết tố nam. Bước quan trọng là tiến hành lấy tinh trùng để làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Thao tác này là loại xét nghiệm cơ bản nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.
Với nữ, bước này khá phức tạp. Bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm máu cơ bản. Bạn cũng phải xét nghiệm nội tiết tố nữ cơ bản (thường được làm vào ngày 2 hoặc 3 chu kỳ kinh nguyệt) và xét nghiệm dự trữ buồng trứng AMH. Nếu bác sĩ chỉ định, bạn phải thực hiện thêm: Xét nghiệm Pap Smear tầm soát ung thư cổ tử cung, xét nghiệm dịch âm đạo – cổ tử cung, chụp Xquang tử cung vòi trứng, …
Lưu ý khi kiểm tra xem mình có bị vô sinh không
- Để có kết quả chính xác nhất, cả nam và nữ cần mang theo đầy đủ giấy tờ tuỳ thân cần thiết. Nếu được, bạn nên chuẩn bị tốt tài chính để kịp thời điều trị.
- Vì phải thực hiện xét nghiệm máu, bạn nên nhịn ăn sáng hôm ấy
- Trước khi kiểm tra 3-5 ngày, bạn hạn chế tối đa quan hệ tình dục
- Đối với nam giới, để đảm bảo chất lượng tinh trùng tốt nhất, bạn nên kiêng quan hệ 2-7 ngày. Khi nhận được lọ đựng tinh trùng, bạn nên đi tiểu sạch, rửa tay và bộ phận sinh dục. Sau đó, dùng phương pháp thủ dâm để lấy tinh trùng. Chú ý đậy nắp kín để đảm bảo chất lượng tinh trùng khi mang đến phòng xét nghiệm.
Trên đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nam và nữ. Ngay khi cảm thấy những bất thường của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Bệnh chóng khỏi, tâm lý thoải mái và tài chính cũng không quá nặng. Chúc bạn phát hiện sớm, kiểm tra sớm và điều trị sớm nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!