Chị em phụ nữ luôn được khuyên là nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần – Nhất là những ai đã có gia đình. Bài viết này theAsianparent Việt Nam sẽ hướng dẫn mọi bước cần biết khi khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ, một bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa và điều trị vô sinh hiếm muộn của cả nước.
Địa chỉ và giờ khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ
Khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện có 5 cổng, trong đó có 1 cổng nội chỉ dành cho nhân viên bệnh viện, mỗi địa chỉ có giờ làm việc riêng. Đối với khám phụ khoa được quy định như sau:
Đối với bệnh nhân có Bảo hiểm y tế tại địa chỉ 227 Cống Quỳnh, Q1, TP. HCM.
- Thứ 2 – thứ 6: làm việc từ 07g00 -16g30
- Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ: Nghỉ
Đối tượng khám dịch vụ tại 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP. HCM.
- Thứ 2 – thứ 6: làm việc từ 06g00 – 18g00
- Thứ 7: làm việc từ 07g00 – 16g00
- Chủ nhật: 07g00 – 11g00
- Ngày lễ, tết: nghỉ
- Đăng ký khám: (08) 1081
Các bước khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ
Tương tự các bệnh viện khác, các bước đăng ký khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ bao gồm 7 bước:
- Xếp hàng, lấy số thứ tự tại bàn phát số.
- Lập sổ khám, đóng tiền khám tại bàn hồ sơ.
- Tìm tới cửa phòng khám. Theo dõi số thứ tự, chờ đến lượt thăm khám.
- Đóng tiền làm xét nghiệm tại phòng thu tiền sau khi khám xong.
- Làm một số xét nghiệm như thử nước tiểu, máu và siêu âm… Chờ kết quả và mang trở lại phòng khám ban đầu để được chẩn đoán, kê đơn điều trị.
- Đọc kĩ đơn thuốc, nếu có thắc mắc hỏi lại bác sĩ.
- Tái khám đúng hẹn, mang theo sổ khám cũ.
Quy trình khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ
Kiểm tra lâm sàng
Giai đoạn này giúp bác sĩ hiểu được tình trạng của bệnh nhân. Thông thường ở bước này bác sỹ sẽ hỏi người bệnh đã có chồng hay chưa, đã quan hệ tình dục hay chưa, có phát sinh quan hệ tình dục không an toàn không, lý do vì sao đi khám. Từ đó sẽ đưa ra nhận định, để có cách khám bệnh cụ thể.
Khám sơ bộ bên ngoài vùng kín
Sau khi hoàn tất quá trình trò chuyện, thăm khám lâm sàng thì bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh cho tiến hành khám bên ngoài vùng kín bằng cách nhìn và xem xét các biểu hiện bên ngoài vùng âm đạo và âm hộ.
Bước này giúp các bác sỹ phát hiện ra các dấu hiệu đầu tiên của bệnh ngoài da như mụn rộp âm đạo, u nang, mụn cóc bộ phận sinh dục…
Khám bằng mỏ vịt
Thao tác này giúp các bác sỹ dễ dàng kiểm tra từng ngóc ngách trong âm đạo, xem xét các dấu hiệu bất thường. Tiếp theo sau đó các bác sỹ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo, tế bào âm đạo để mang đi xét nghiệm.
Lưu ý: Đối với người chưa quan hệ, bác sĩ sẽ không dùng mỏ vịt. Mà sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để thăm khám hay lấy mẫu xét nghiệm.
Lấy mẫu xét nghiệm
Sau bước trên, các bác sỹ sẽ lấy dịch tại cổ tủ cung mang đi xét nghiêm tế bào Pap. Nhằm kiểm tra xem có dấu hiệu của tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung hay không.
Dùng tăm bông lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm, soi tươi để kiểm tra mầm bệnh gây viêm phụ khoa hoặc các bệnh qua đường tình dục hay.
Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể chỉ định người bệnh đi lấy mẫu nước tiểu và xét nghiệm máu để tăng kết quả chính xác trong việc chẩn đoán bệnh phụ khoa.
Thăm khám bằng tay
Nếu cần thiết thực hiện bước này, bác sỹ có thể dùng 1 hoặc 2 ngón tay đã đeo găng tay y tế và bôi chất bôi trơn chèn vào trong âm đạo của nữ giới. Tay còn lại ấn vào âm đạo, vùng bụng dưới để xác định ruột già, dạ con, tử cung và buồng trứng có bị lệch vị trí hay không.
Bước này giúp xác định xem bên trong có các u nang hay trường hợp mang thai ngoài tử cung hay không.
Một số lưu ý trước khi đi khám phụ khoa
Để có kết quả chính xác cao, trước khi đi khám phụ khoa chị em cần nhớ một số điều sau:
- Thành thật trả lời các câu hỏi của bác sĩ để quá trình khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả nhất.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, không dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ. Do mùi hương và hóa chất có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
- Không thụt rửa sâu âm đạo trong 24 giờ trước khi khám. Để đảm bảo việc xét nghiệm dịch âm đạo cho kết quả chính xác nhất.
- Nếu vùng kín của xuất hiện mụn rộp, vết lở loét thì nên giữ nguyên. Không bôi thuốc hay dùng tay nặn vùng bị mụn và viêm nhiễm.
- Tránh quan hệ tình dục 2 đến 3 ngày trước khi đi khám bệnh phụ khoa. Do tinh dịch có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
- Không tùy tiện sử dụng các thuốc đặt hay ngâm âm đạo.
- Không đi khám phụ khoa trong những ngày kinh nguyệt. Thời điểm đi khám bệnh phụ khoa tốt nhất là sau khi dứt kinh là 3 ngày.
- Nên mặc trang phục rộng rãi và tốt nhất là mặc váy dài qua đầu gối.
Xem thêm
Chi phí khám thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội dành cho mẹ bầu tham khảo
Bệnh Phụ Khoa – Cẩm nang từ A-Z các mẹ nên tham khảo!
Bệnh phụ khoa khi mang thai – Mẹ bầu cần làm gì để điều trị dứt điểm?
5 lời khuyên ngăn ngừa nhiễm trùng nấm âm đạo khi mang thai từ Bác sĩ
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!