Thuốc là cách giúp bà bầu hết nghén, nhưng chỉ nên được coi là biện pháp cuối cùng. Khi tất cả những cách giảm ốm nghén tự nhiên đều không có tác dụng, bạn có thể sử dụng thuốc.
Các loại thuốc không kê đơn cho ốm nghén
Thuốc không kê đơn không cần toa từ bác sĩ. Điều này không có nghĩa là bạn không cần đến lời khuyên của bác sĩ thai sản. Cũng đừng hi vọng rằng chỉ cần một viên thuốc này đã có thể khiến ốm nghén biến mất.
Vitamin B6
Bổ sung vitamin B6 có thể làm giảm buồn nôn. Chính các bác sĩ cũng chưa tìm được lý do chính xác của việc này
Bạn có thể uống một viên 25 mg ba lần một ngày, thận trọng không vượt quá 200 mg mỗi ngày. Lưu ý rằng vitamin trước khi sinh có chứa B6. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng vitamin phù hợp.
Doxylamine
Một loại thuốc kháng histamine giúp hỗ trợ giấc ngủ và an toàn khi dùng trong thai kì. Doxylamine thường được bán dưới cái tên Unisom. Uống nửa viên vào buổi sáng và một viên trước khi đi ngủ. Nhưng mẹ cẩn thận không dùng trước khi lái xe vì nó có thể gây buồn ngủ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B6 và doxylamine có hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng nhau. Vì vậy bạn có thể kết hợp cả hai để giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả.
Benadryl
Đây là một loại thuốc kháng histamine khác giúp giảm buồ n nôn. Bạn nên uống một viên 25mg bốn lần một ngày. Thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác như thuốc trị trào ngược (Pepcid, Zantac), Emetrol và một số loại thảo dược cũng có thể giúp bạn giảm ốm nghén. Mặc dù không cần kê đơn, tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Cách giúp bà bầu hết nghén bằng thuốc
Nếu bạn đang ốm nghén nặng, bác sĩ có thể cho bạn dùng một số loại thuốc.
Diclegis
Đây là loại thuốc điều trị nghén duy nhất được FDA công nhận. Thuốc kết hợp doxylamine và pyridoxine để điều trị buồn nôn. FDA khuyến cáo nên uống thuốc lúc đi ngủ và bụng rỗng.
Liều dùng có thể tăng đến 4 liều mỗi ngày. Mẹ sẽ uống 1 viên vào buổi sáng, 1 viên buổi trưa, và 2 viên trước khi đi ngủ.
Zofran
Zofran hay Ondansetron là loại thuốc được sử dụng để giảm buồn nôn. Thuốc thường gây táo bón và không được khuyến cáo dùng trong 3 tháng đầu thai kì. Bà bầu dùng Ondansetron thường được dùng cả thuốc nhuận tràng (ví dụ psyllium, docusate, lactulose , polyethylene glycol).
Corticosteroid
Corticosteroid thường không được kê cho những bà bầu trong 10 tuần đầu tiên. Lý do là vì thuốc có thể liên quan đến chứng hở môi và hở hàm ếch ở thai nhi.
Mẹ tuyệt đối không được sử dụng steroid trong thời gian dài. Vì thế nhất định phải có chỉ định liều lượng từ bác sĩ thì mới được dùng loại thuốc này.
Prochlorperazine
Nếu sử dụng liều cao ở những tháng cuối thai kì, Prochlorperazine có thể gây rối loạn thần kinh kéo dài ở trẻ sơ sinh.
Metoclopramide
Metoclopramide được coi là một trong những loại thuốc chống nôn trong thai kì an toàn nhất. Tuy nhiên, tính hiệu quả của nó không cao. Thực tế, nhiều phụ nữ cho biết Metoclopramide không hề hiệu quả cho việc giảm buồn nôn.
Thuốc là phương pháp cuối cùng để điều trị ốm nghén. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thời điểm nhiều mẹ bị ốm nghén, thai nhi có nhiều sự phát triển quan trọng. Bạn sẽ muốn tránh dùng thuốc nếu có thể, nhưng vẫn duy trì được cuộc sống và công việc.
Nếu bác sĩ đã chỉ định thuốc là cách giúp bà bầu hết nghén, mẹ đừng căng thẳng hay lo lắng. Chỉ cần mẹ tìm hiểu kĩ về loại thuốc sắp sử dụng, được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về liều lượng, cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể gặp.
Hi vọng thuốc có thể giúp bạn vượt qua những tháng ốm nghén khó khăn nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!