Có cách dạy trẻ hết nói ngọng không, khi tình trạng trẻ em nói ngọng ngày một gia tăng. Một số ba mẹ thường cho rằng tật nói ngọng của trẻ là đáng yêu và sẽ tự hết khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu không khắc phục kịp thời, tật xấu này có khả năng ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp của bé sau này.
Vì sao trẻ lại nói ngọng?
Tật nói ngọng thường xảy ra phổ biến ở độ tuổi tập nói. Trong thực tế, nói ngọng ở trẻ thường có hai dạng là nói ngọng sinh lý và nói ngọng do tính chất xã hội. Nguyên nhân gây ra tình trạng nói ngọng do xã hội là vì trong quá trình tập nói trẻ có dấu hiệu phất âm lệch chuẩn.
Trong khi đó, tình trạng nói ngọng sinh lý là do trẻ có vấn đề bẩm sinh trong việc phát âm. Nói chung, các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nói ngọng ở trẻ thường là:
- Bé tự bóp mép âm thanh để truyền đạt theo ý mình
- Bé bị ảnh hưởng từ những người xung quanh cố tình nói sai
- Ba mẹ không sửa ngay cho con khi trẻ có dấu hiệu nói ngọng
Cách dạy trẻ hết nói ngọng
Nếu thiên thần nhỏ của bạn cũng gặp phải tình trạng này, mẹ có thể có thể thử áp dụng những bí quyết dưới đây để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp:
1. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người phát âm sai
Nguyên nhân trẻ phát âm sai phổ biến đến từ việc giao tiếp với những người xung quanh như cô giáo, người thân, hàng xóm… Do đó, mẹ nên hạn chế cho con yêu tiếp xúc với những người phát âm không chuẩn. Nếu sợ mất lòng, bạn có thể trao đổi trước với người đó để tìm giải pháp thích hợp.
“Sàng lọc” những người phát âm không chuẩn khi nói chuyện với bé
Nếu người phát âm không chuẩn là hàng xóm, bạn có thể hạn chế cho bé tiếp xúc. Trong trường hợp, đối tượng là thầy cô giáo, mẹ có thể xin chuyển lớp hoặc chuyển trường cho con. Thêm vào đó, nếu thấy con có dấu hiệu nói ngọng, bạn nên chỉnh sửa ngay để tránh hình thành thói quen xấu ở trẻ.
2. Thường xuyên luyện tập với con
Người khắc phục tình trạng nói ngọng hiệu quả nhất cho trẻ không ai chính là ba mẹ. Vì thế, hai bạn nên dành nhiều thời gian để vui chơi và luyện tập cách nói chuyện chuẩn cho con.
Thường xuyên nói chuyện với con sẽ hạn chế tật nói ngọng cho trẻ
Đầu tiên, ba mẹ nên quan tâm đến những chữ cái mà trẻ đang hoặc có khả năng phát âm sai. Từ đó, bạn sẽ cùng bé luyện tập mỗi ngày như qua tranh sách, TV hay đơn giản chỉ là các bài luyện tập cơ miệng vào buổi sáng. Ba mẹ lưu ý nên duy trì việc tập luyện mỗi ngày với tinh thần vừa chơi vừa học, tránh gây sức ép cho con.
3. Loại bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến việc phát âm
Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến việc phất âm của trẻ như ngoáy mũi, mút tay, bỏ tay hay các vật dụng thân quen vào miệng. Do đó, ba mẹ nên theo sát trẻ để nhắc nhở, hướng dẫn cho con từ bỏ những thói quen xấu này.
Mút tay cũng là thói quen xấu dẫn đến tật nói ngọng ở trẻ
4. Thời gian luyện tập hợp lý
Thông thường, ở trường mẫu giáo, mỗi tiết học của trẻ không kéo dài hơn 20 phút. Lý giải cho điều này là vì khả năng tập trung của trẻ nhỏ thường kém và dễ bị phân tán. Tương tự như thế với việc tập luyện phát âm, bạn không nên hướng dẫn cho con cưng quá lâu. Khoảng thời gian lý tưởng cho “công tác” này là từ 2 đến 3 phút mỗi lần.
5. Không trêu ghẹo trẻ khi nói ngọng
Một số người lớn khi thấy trẻ nói ngọng lại tỏ ra thích thú, thậm chí là cố tình trêu ghẹo bé. Lúc này, trẻ nhận thấy mỗi lần phát âm sai như thế lại nhận được nụ cười và sự tán dương của những người xung quanh. Về lâu dài, điều này sẽ khiến ba mẹ khó thể chỉnh sửa tật nói ngọng của bé.
Thay vì trêu ghẹo, ba mẹ hãy khuyến khích bé phát âm đúng
Cách dạy trẻ hết nói ngọng hiệu quả nhất chính là từ việc ba mẹ dành nhiều thời gian để vui chơi và giao tiếp với con. Hơn thế nữa, việc sửa lại cách phát âm sai của trẻ là cần sự phối hợp không chỉ ở ba mẹ mà còn là với những người lớn xung quanh. Vì thế, ba mẹ nên trao đổi với những người thường xuyên tiếp xúc với bé để tìm được giải pháp phù hợp.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!