Tư thế nào giúp bé bú dễ dàng, không bị sặc sữa mà mẹ cũng không bị mỏi khi cho con bú lâu? Tham khảo ngay cách bế trẻ sơ sinh cho bú chuẩn nhất sau đây mẹ nhé!
Một trong những cách bế trẻ sơ sinh cho bú đơn giản và phổ biến nhất là bế trẻ ở tư thế ru. Cách bế này rất dễ thực hiện nên phù hợp đối với những người lần đầu làm mẹ.
Cách bế:
- Mẹ thuận tay nào hãy bế bé trên cánh tay đó
- Thân và đầu bé nằm trên đường thẳng
- Bụng mẹ và bé áp sát vào nhau
- Mặt bé đối diện với núm vú và mẹ bắt đầu cho bé ngậm ti để bú sữa
Nếu trẻ sinh non hoặc có lực bú mút còn yếu, mẹ có thể dùng tay còn lại để giữ đầu bé để bé ti dễ dàng hơn. Khi mỏi tay mẹ có thể đổi bên.
Cách bế trẻ sơ sinh cho bú ở tư thế ôm trái bóng
Những mẹ hợp với tư thế ôm trái bóng:
- Núm vú dẹt hoặc đầu ti bị tụt vào bên trong
- Bầu vú lớn, phản xạ sữa xuống quá mạnh
- Mẹ sinh mổ
Mẹ cho bé bú ở tư thế nằm
Tư thế nằm phù hợp với những mẹ:
- Không đủ sức khỏe để ngồi
- Mẹ cho bé bú vào ban đêm
- Sản phụ sinh mổ (do tư thế này không đụng vào vết mổ)
- Mẹ muốn tranh thủ nghỉ ngơi khi cho con bú
Cách bế:
- Mẹ nằm nghiêng, có thể kê thêm gối ở đùi và đầu gối của mình
- Cho bé nằm nghiêng quay mặt vào bầu ngực mẹ sao cho miệng bé đối diện với núm vú. Nên kê gối hoặc lấy tay đỡ đầu bé cao lên để tránh hiện tượng sữa mẹ bị trào ngược
- Nhẹ nhàng kéo bé sát lại gần mẹ để bú
- Mẹ có thể dùng tay còn lại để đỡ đầu hoặc hông bé giúp bé bú dễ dàng hơn
Lưu ý khi mẹ cho con bú ở tư thế nằm:
- Nếu quá mệt mỏi, mẹ có thể áp dụng cách bế trẻ sơ sinh cho bú ở tư thế nằm. Tuy nhiên, nếu đã thấy đỡ hơn một chút, mẹ không nên nằm nhiều mà hãy tập ngồi dậy và đi lại sớm sau sinh để khí huyết lưu thông, giúp sức khỏe mau hồi phục nhé.
- Cho con bú ở tư thế nằm sẽ khiến cả mẹ và con rất dễ bị ngủ quên. Mẹ ngủ quên không rút đầu ti ra khỏi miệng của con thì có thể đầu ti sẽ đè lên mũi bé dẫn đến tình trạng ngạt thở rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy luôn tỉnh táo khi thực hiện tư thế này mẹ nhé.
Làm sao để biết bé đã bú đúng tư thế hay chưa?
Để biết bé đã bú đúng tư thế hay chưa, mẹ hãy quan sát một số dấu hiệu sau đây:
- Trước tiên mẹ phải cảm thấy thoải mái, cảm giác còn lọng cọng hay chưa thoải mái chứng tỏ mẹ đã bế cho con bú sai cách
- Bé bú ngoan, tiếng nuốt sữa của con đều đặn và liên tục
- Hai má của bé phồng lên
- Cằm bé chạm vú mẹ
- Môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú thiên về bên dưới nhiều hơn bên trên
Một số mẹo dành cho mẹ khi cho bé bú
Để việc cho bé bú được thuận lợi và hiệu quả nhất, ngoài học cách bế trẻ sơ sinh cho bú, mẹ cần biết thêm một số mẹo sau đây:
Cách nhận biết bé đói để cho bú
Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên bé rất nhanh no cũng như nhanh đói. Thay vì áp dụng theo khung giờ cứng nhắc, mẹ tốt hơn nên đáp ứng cho bé bú mỗi khi bé thấy đói. Vậy khi nào biết bé đói để mẹ cho bé bú? Dấu hiệu nhận biết bé đói là:
- Bé trở nên hoạt bát hơn, có hành động tìm kiếm vú mẹ
- Khi mẹ chạm vào bé thì bé sẽ hướng ngay về phía mẹ để được bú
- Bé có thể mút tay
- Quấy khóc
Lưu ý: Nếu thấy bé khóc mẹ nên cho bé bú ngay, nếu để bé khóc lâu, bé sẽ mệt và không chịu bú mẹ nữa.
Thời lượng cho bé bú chuẩn nhất
Không có con số chính xác nào để trả lời cho câu hỏi nên cho bé bú bao lâu vì nhu cầu của mỗi bé là khác nhau tùy theo cơ địa. Cách tốt nhất là mẹ cứ để cho bé bú tự do, khi no bé sẽ tự nhả vú mẹ và ngủ ngoan.
Nếu bé ngủ, khi nào nên đánh thức bé dậy để cho bé bú?
Trẻ nhỏ thường tự thức dậy mỗi khi thấy đói hoặc khó chịu trong người do tã ướt,… Tuy nhiên, cũng có một số bé ngủ li bì liên tục 3 – 4 giờ đồng hồ. Đối với những bé ngủ hơn 4 tiếng từ cữ bú trước, mẹ nên đánh thức bé dậy.
Một số cách giúp mẹ đánh thức bé dậy một cách tự nhiên:
- Thay tã cho bé
- Massage lưng, bụng và chân cho bé
- Cho bé kề da với mẹ.
- Khi bé tỉnh dậy, đưa bé lại gần vú mẹ và cho bé bú ngay
Vừa rồi là hướng dẫn những cách bế trẻ sơ sinh cho bú đơn giản và phổ biến nhất. Chúc mẹ sẽ tìm được tư thế phù hợp với cả con và mẹ để bé bú được thoải mái và bú được nhiều nhất nhé.
Xem thêm: