X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Gợi ý các trò chơi dân gian khuyến khích trẻ vận động và tìm hiểu về văn hoá Việt

Mất 8 phút để đọc
Gợi ý các trò chơi dân gian khuyến khích trẻ vận động và tìm hiểu về văn hoá Việt

Các trò chơi dân gian cho thiếu nhi là một trong những nét đẹp trong văn hoá người Việt xưa, nhưng đang dần bị lãng quên. Tìm hiểu lợi ích của những trò chơi với bé và gợi ý các trò chơi để các bé có thể vui đùa cùng nhau. 

Lợi ích của các trò chơi dân gian đối với các em thiếu nhi

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, trẻ em có nhiều phương tiện hơn trong việc giải trí như máy tính bảng, tivi, điện thoại di động,….Tuy nhiên, mặt trái của nó là khiến cho các em thụ động và không hăng say với các hoạt động ngoài trời và giao tiếp với những bạn khác. Và dần dần, những trò chơi tập thể, trò chơi dân gian bị quên dần.

Dưới đây là những ích lợi khi phụ huynh khuyến khích và dạy các trò chơi dân gian cho trẻ chơi:

  • Bé sẽ học và biết những câu ca dao, tục ngữ, những bài đồng dao và hơn hết là cả đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt xưa.
  • Thúc đẩy sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần và sức khỏe của trẻ.
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi, trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cũng chơi được, và ngay cả người lớn chúng ta cũng có thể hoà chung với các con.
  • Khuyến khích trẻ nói chuyện, giao tiếp xã hội với các bạn và từ đó tạo sự gắn kết.
  • Góp phần tránh xa bạo lực mà nhiều trò chơi điện tử vô tình mang lại.
  • Trẻ sẽ có cơ hội vận động thể chất.
  • Bé sẽ học về tinh thần đoàn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biết chia sẻ và yêu thương người khác.

cac-tro-choi-dan-gian

Gợi ý các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non học về đồng dao 

Đếm sao

Đây là một trò chơi tập thể và đội nhóm. Với cách chơi như sau:

Tất cả các thành viên sẽ ngồi thành một vòng tròn. Một bé sẽ đứng ngoài vòng, phía sau lưng mọi người.

Trò chơi bắt đầu khi bé đứng bên ngoài bắt đầu vừa đi vừa hát bài hát sau:

Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Tôi đố anh chị nào
Một hơi đếm hết
Từ một ông sao sáng
Đến 10 ông sáng sao.

Bé sẽ bắt đầu từ một người bất kỳ trong vòng tròn. Với mỗi từ hát ra thì sẽ đập vào vai một người.

Đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng… Cho đến 10 ông sáng sao.

Yêu cầu phải đếm một hơi không được dừng và phải luân phiên “sao sáng” với “sáng sao” không được lộn. Số lẻ là “sao sáng” và số chẵn là “sáng sao”. Nếu hết hơi hay đọc sai thì sẽ bị phạt.

Dung dăng dung dẻ

Một trong những trò chơi dân gian thiếu nhi phổ biến ngày xưa. Đây cũng là một trò chơi tập thể, yêu cầu nhiều thành viên. Cách chơi như sau:

Một người lớn hay quản trò đứng giữa, các bé nhỏ sẽ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:

“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.”

Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xuống. Bé nào không kịp ngồi xuống đúng nhịp khi hết câu thì bị coi là phạm quy và sẽ bị phạt.

cac-tro-choi-dan-gian

Một cách chơi thú vị hơn của trò chơi này:

  • Người quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi 1 đơn vị. Ví dụ có 10 bé chơi thì sẽ vẽ 9 vòng tròn.
  • Khi chơi, các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc bài đông dao như trên.
  • Vào thời điểm câu “ngồi sập xuống đây”vang lên, các em phải nhanh chóng tìm một vòng tròn gần nhất và ngồi xệp xuống.
  • Sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi và bị loại
  • Tiếp tục xoá thêm 1 vòng tròn và chơi như trên
  • Trò chơi sẽ tiếp tục khi chỉ còn 2 người cho đến khi tìm ra người chiến thắng.

Chi chi chành chành

Lại một trò chơi dân gian tập thể nữa giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn và phản xạ. Cách chơi như sau:

Một bạn là quản trò sẽ đứng xòe bàn tay ra

Các bạn khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đang xoè ra.

Quản trò sau đó sẽ đọc nhanh:

“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”

Đến chữ “ập” thì bạn quản trò nắm tay lại, còn mọi người thì phải cố gắng rút tay ra thật nhanh

Ai rút không kịp bị nắm trúng thì sẽ bị phạt và thay thế quản trò xoè bàn tay và đọc đồng dao cho người khác chơi.

Gợi ý các trò chơi dân gian khuyến khích trẻ vận động và tìm hiểu về văn hoá Việt

Khuyến khích vận động qua các trò chơi dân gian thiếu nhi

Cá sấu lên bờ

Chuẩn bị chơi

  • Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ
  • Oẳn tù tỳ để chọn ra người thua và người này sẽ đóng vai trò là “cá sấu”
  • Những bạn còn lại sẽ toả ra và đứng hai bên bờ

Cách chơi

  • Khi có hiệu lệnh, người chơi làm “cá sấu” đi lại giữa hai vạch tìm bắt người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước. Tức là khi người chơi nhảy ra khỏi vạch hoặc thò chân xuống vạch.
  • Để sinh động, người chơi thường đứng trên bờ trọc tức “cá sấu”.
  • Người chơi khi qua sông thì không được nhảy xuống rồi nhảy lên lại, hay đi nửa chừng thì quay lại. Bắt buộc phải chạy từ bờ bên này qua bờ bên kia.
  • “Cá sấu” không được dùng tay kéo người trên bờ xuống sông nếu người đó không thò chân xuống sông hoặc nhảy xuống sông.

Bịt mắt bắt dê

Trò chơi dân gian cho trẻ này sẽ giúp rèn luyện thính giác và óc phán đoán.

Cách chơi:

  • Oẳn tù tỳ hay tay trắng tay đen để tìm tìm ra người thua.
  • Những bé thắng sẽ đóng vai trò là “con dê”, còn bé bị thua sẽ bịt mắt đi tìm dê.
  • Các bé làm dê sẽ phải chạy nhảy xung quanh, nhưng trong khu vực hạn chế, và phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bịt mặt.
  • Bạn bị bịt mắt phải cố gắng nghe tiếng động và định hướng để “vồ bắt” được những con dê kia.
  • “Con dê” nào bị người bịt mắt chụp được sẽ bị phạt và bịt mắt. Để tăng độ khó, người bị bịt mắt sau khi bắt được “con dê” thì phải đoán và nói đúng tên của bạn “dê”. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ.

Gợi ý các trò chơi dân gian khuyến khích trẻ vận động và tìm hiểu về văn hoá Việt

Nhảy bao bố

Chuẩn bị:

  • Tổng số người chơi chia làm hai đội, thường mỗi đội nên có từ 2-3 thành viên
  • Bao bố ứng với tổng số thành viên

Cách chơi

  • Mỗi đội xếp thành một hàng dọc và sẽ có một ô hàng dọc để nhảy. Sẽ có hai lằn mức là xuất phát và đến đích.
  • Bé đứng đầu mỗi đội sẽ bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao và đứng ở vạch xuất phát.
  • Khi người quản trò ra lệnh xuất phát, bé đứng đầu mỗi đội sẽ phải nhảy từ vạch xuất phát đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát , đồng thời đưa lại bao bố cho bé thứ 2.
  • Cứ như vậy lần lượt nhảy cho đến người cuối cùng. Trong quá trình nhảy, người chơi phải giữ bao bố, không để tuột.
  • Xuất phát trước hiệu lệnh của quản trò là phạm luật. Người nhảy chưa đến vạch đích mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa về lại đến hết vạch xuất phát mà đã bỏ bao bố ra và đưa cho người kế tiếp cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
  • Đội nào về trước đội đó thắng.

Gợi ý các trò chơi dân gian khuyến khích trẻ vận động và tìm hiểu về văn hoá Việt

Ba mẹ hay người thân trong gia đình cũng có thể chơi cùng các bé. Những trò chơi dân gian này sẽ đưa tất cả thành viên gia đình quay lại tuổi thơ và tạo thêm kỷ niệm vui bên nhau.

Câu chuyện từ đối tác
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay

Xem thêm:

  • Bí quyết chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi cực dễ bố mẹ nên biết để áp dụng cho con
  • Hành vi của trẻ – Lý do tại sao bé không chấp nhận câu trả lời “KHÔNG”
  • 7 kỹ năng mà con bạn nên có trước khi đi học mẫu giáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Nuôi dạy con
  • /
  • Gợi ý các trò chơi dân gian khuyến khích trẻ vận động và tìm hiểu về văn hoá Việt
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it