Thuốc đặt phụ khoa dành cho bà bầu có an toàn cho thai nhi không? Các loại thuốc đặt điều trị viêm nhiễm phụ khoa dành riêng cho bà bầu chỉ có tác dụng tại vùng âm đạo. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần phải thăm khám để được bác sĩ chỉ định đúng thuốc đặt nếu cần.
- Các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- thuốc đặt phụ khoa dành cho bà bầu 3 tháng đầu
- Top 3 loại viên đặt cho bà bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Giai đoạn mang thai là một trong những khoảng thời gian nhạy cảm, bởi cơ thể của thai phụ sẽ thay đổi nhiều do sự tăng cao các hormone trong cơ thể như Estrogen và Progesterone dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm là do Progesterone còn làm ức chế bạch cầu trung tính chống lại nấm Candida, còn Estrogen thì góp phần phá vỡ cấu trúc các tế bào biểu mô âm đạo, từ đó làm giảm globulin miễn dịch có trong dịch âm đạo.
Khi mẹ bầu viêm nhiễm phụ khoa sẽ có các dấu hiệu như:
- Cảm thấy ngữa và nóng rát ở vùng kín.
- Viêm âm đạo còn gây ra tình trạng vùng bụng dưới. Nếu thai phụ xem nhẹ và để tình trạng kéo dài, trở nên nặng hơn có thể gây viêm màng ối, dẫn đến tăng nguy cơ sinh non, lây nấm và tác nhân gây bệnh cho thai nhi.
Bệnh viêm phụ khoa trong thai kỳ cần được theo dõi kĩ càng và có hướng điều trị càng sớm để không ảnh hưởng tới thai nhi. Một trong số đó là sử dụng thuốc đặt phụ khoa.
Tuy nhiên có rất nhiều viên đặt phụ khoa cho bà bầu nhưng không phải loại nào cũng có thể sử dụng được cho bà bầu. Chị em vẫn cần phải được khám để biết nguyên nhân gây bệnh và từ đó bác sĩ mới chỉ định đúng thuốc đặt.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi trời nồm cho phái đẹp
Vô sinh vì viêm nhiễm phụ khoa nhưng lơ là không chữa trị và lời cảnh báo cho chị em
thuốc đặt phụ khoa dành cho bà bầu 3 tháng đầu
Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, việc sử dụng thuốc điều trị viêm phụ khoa thường không được khuyến khích. Bởi các loại thuốc đặt điều trị viêm nhiễm phụ khoa nói chung và thuốc dành riêng cho chị em mang thai chỉ có tác dụng tại chỗ tức là có tác dụng tại vùng âm đạo chứ không ảnh hưởng đến vùng khác, đặc biệt không tác động sâu bên trong cơ thể của bà bầu.
BSCK II Phạm Thị Tuyết Mai – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết: Viêm âm đạo là một căn bệnh không mong muốn khi mang thai. Bên cạnh đó, viêm âm đạo còn có thể gây ra nguy cơ sinh non cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Hiện nay, bệnh viêm âm đạo có thể được điều trị dứt điểm hoàn toàn thông qua các loại thuốc đặt. Các loại thuốc đặt này chỉ có tác dụng cục bộ (chỉ tác động đến khu vực âm đạo và không gây ảnh hưỡng đến các bộ phận xung quanh) nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng và trị bệnh.
Tuy nhiên, với một số bệnh viêm phụ khoa bị viêm nhiễm nặng, nếu không sử dụng thuốc thì tình trạng viêm nhiễm sẽ không thể khỏi được hoàn toàn.
Vì vậy, để điều trị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp khi đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro. Dưới đây là một số loại thuốc đặt âm đạo phổ biến và an toàn cho phụ nữ mang thai:
- Polymyxin B
- Nystatin
- Neomycin
Top 3 loại viên đặt cho bà bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Hiện nay đã có các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu được nghiên cứu và xác nhận rằng không gây hại tới thai nhi nên có thể sử dụng được trong thai kỳ. Đặt biệt là thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu trong 3 tháng cuối. Tuy nhiên, việc đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang bầu có thể gây chảy máu do va chạm vào những mạch máu nhỏ dễ vỡ trong âm đạo và cổ tử cung.
Do đó, chỉ khi nào thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho thai phụ sử dụng thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng chi tiết để không gây ảnh hưởng tới mẹ và bé, trong đó phổ biến nhất là các loại thuốc sau:
1. Thuốc đặt canesten 100mg cho bà bầu
Tác dụng
Thành phần chính của Canesten là clotrimazol, một chất thuộc nhóm azol. Clotrimazol có tác dụng ức chế tổng hợp ergosterol cần thiết cho màng tế bào nấm. Nên thuốc làm tế bào nấm suy yếu và bị tiêu diệt.
Cách sử dụng
Thuốc Canesten 100 mg thường dùng cho liệu trình điều trị 6 ngày liên tiếp. Bạn nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, càng sâu càng tốt, ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi gập xuống. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 7 ngày điều trị, bạn cần đến khám bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên đến khám lại nếu triệu chứng trở lại trong vòng 2 tháng.
Lưu ý cần nhớ:
Thuốc Canesten có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Nên tránh dùng thuốc trong ba tháng đầu thai kỳ. Khi dùng, không nên sử dụng dụng cụ đặt thuốc.
2. Mebines
Tác dụng
Thuốc đặt phụ khoa cho mẹ bầu với thành phần chính là Polymyxin B Sulfate, Nystatin, Neomycin sulfate thuốc có tác dụng đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm âm đạo do chủng vi khuẩn không chuyên biệt hoặc vi nấm candida.
Cách sử dụng
Sử dụng 1 viên/lần/ngày, thời gian đặt thuốc kéo dài khoảng 12 ngày. Với thuốc Mebines, mẹ bầu nên đặt vào buổi tối trước khi ngủ để nhận được kết quả khả quan.
Lưu ý cần nhớ
Với một số trường hợp, thành phần Neomycin có thể ảnh hưởng tới phụ nữ có thai. Vì vậy mẹ bầu dùng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.
Mẹ có thể quan tâm:
Viêm phụ khoa khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi?
Bật mí cách vệ sinh vùng kín khi bị viêm nhiễm cho chị em phụ nữ sau sinh từ bác sĩ phụ khoa
3. Thuốc đặt Polygynax dùng cho bà bầu
Tác dụng
Thuốc đặt phụ khoa cho phụ nữ mang thai có dạng viên nang mềm, được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm âm hộ, viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cùng. Ngoài ra thuốc đặt polygynax có dùng được cho bà bầu trong việc phòng ngừa các biến chứng nhiễm trùng trước khi có sự can thiệp phụ khoa như: Điện nhiệt động, nội soi buồng tử cung, nạo để chẩn đoán, trước khi sinh nở.
Cách sử dụng
Đặt sâu 1 viên thuốc vào âm đạo, đều đặn mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ và duy trì trong vòng 7-12 ngày tuỳ theo đối tượng và sự tư vấn của bác sỹ.
Lưu ý cần nhớ
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, ngứa ngáy, nóng rát, … Ngoài ra phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì không nên dùng khi chưa nhận được sự đồng ý từ bác sỹ.
Như vậy, dù sử dụng thuốc đặt phụ khoa vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ thì mẹ bầu cũng chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Kết hợp với đặt thuốc, bạn nên giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tăng cường uống nước và ăn thêm các thực phẩm như sữa chua để có thêm lợi khuẩn hỗ trợ điều trị viêm âm đạo.
Nguồn tham khảo: Thuốc nào chữa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai? – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!