Các hình dáng của “cậu nhỏ” mà bạn có thể chưa biết là gì? Độ dài trung bình cậu nhỏ Việt Nam là bao nhiêu?. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Hình dáng của “cậu nhỏ”
- Cái đầu to
- Cơ thể lớn
- Dương vật cong
- Dương vật bị uốn cong
- Sự thay đổi của “cậu nhỏ”
- Chiều dài dương vật của đàn ông Việt Nam là bao nhiêu?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Câu hỏi: Phái mạnh nên làm gì để giữ vệ sinh vùng kín? Nên tránh những thói quen nào ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Khi nào cần đến bác sĩ kiểm tra?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:
Cấu tạo cơ quan sinh dục của nam giới đơn giản nên việc vệ sinh không quá phức tạp. Do đó, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn so với nữ giới. Việc chăm sóc, vệ sinh vùng kín ở nam giới cần quan tâm, nhất là vùng bìu và vùng bao quy đầu. Bạn cần làm sạch cả bên ngoài lẫn bên trong bao quy đầu vì đây là nơi ứ đọng các chất cặn bã xuất tiết từ các tuyến dưới lớp da này, vốn dễ bị nhiễm khuẩn và gây mùi hôi, nhất là trong những ngày thời tiết nóng nực, vận động nhiều, chơi thể thao,…
Trước tiên, bạn nên rửa nhẹ bề mặt dương vật và bao tinh hoàn. Sau đó, kéo bao da về hướng gốc dương vật, làm cho bao da lật ngược, để đầu dương vật lộ ra hoàn toàn rồi dùng nước sạch rửa đầu dương vật và rãnh vành. Sau khi rửa xong, bạn dùng khăn bông mềm sạch lau khô. Nam giới cần rửa sạch vùng kín hàng ngày, sau mỗi lần đi đại tiện, xuất tinh và khi tắm rửa.
Bên cạnh vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, các yếu tố khác gồm: hút thuốc lá, uống rượu, chất kích thích, béo phì và tâm lý căng thẳng cũng góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới. Khi có các triệu chứng sau, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra để tránh những biến chứng nặng nề về sau như: rối loạn chức năng tình dục (khó xuất tinh, giảm ham muốn, rối loạn cương dương), đau sưng, khó chịu tinh hoàn, tăng trưởng vú bất thường,…
Hình dáng của “cậu nhỏ”
Hình dáng “cậu nhỏ” của mỗi người đàn ông là khác nhau dù ở trạng thái cưng cứng hay bình thường. Điều này đã được tuyên bố bởi bác sĩ phẫu thuật tiết niệu ở New York tên là David Shusterman.
Ông cho biết: “Độ dày, dài hay ngắn của dương vật phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Sự phát triển về kích thước của dương vật thường xảy ra khi còn là bào thai đang phát triển trong tử cung của mẹ. Đồng thời, sự phát triển về kích thước dương vật sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ tiếp xúc của thai nhi với hormone testosterone.”
Ông giải thích thêm: “Kích thước dương vật tăng lên khi người đàn ông bước vào tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn hormone testosterone tăng mạnh nhất.”
Mẹ đã biết chưa?
Giống như “cô bé”, các hình dáng của cậu nhỏ cũng đa dạng khác nhau. Theo lời của tiến sĩ Shusterman, có 4 hình dạng dương vật. Nó không nằm ở kích thước cậu nhỏ hay độ dày mà là hình dáng bên ngoài của “cậu nhỏ”. Cùng theAsianparent Việt Nam khám phá các hình dáng của “cậu nhỏ” trong bài viết dưới đây nhé!
Cái đầu to
Dr. Shusterman cho biết 20% dương vật mà anh từng thấy có phần đầu lớn hơn trục của dương vật. Đầu “cậu nhỏ” có vẻ dày và đường kính lớn hơn.
Đầu cậu nhỏ dày nên được gọi là cái đầu to. Nguồn ảnh: bitfeed.co
Cơ thể lớn
Ngoài cái đầu to thì dương vật cũng có kiểu đầu nhỏ vì phần thân dày và mập hơn. Điều này thường xảy ra ở những người đàn ông bị béo phì. Nó cho thấy trục của dương vật đầy đặn và nhô ra, trong khi phần đầu chỉ lộ ra một chút.
Dương vật có phần thân dày và mập hơn. Nguồn ảnh: bitfeed.co
Dương vật cong
Tiến sĩ Shusterman cho biết: “Khoảng 10-20% nam giới có dương vật hơi cong.” Nguyên nhân là do có các dây chằng nâng đỡ dương vật về phía khung chậu, làm cho dương vật hơi cong lên trên. Thông thường, “cậu nhỏ” cong từ 5-10 độ.
Mẹ đã biết chưa?
Nam giới thường có dương vật hơi cong. Nguồn ảnh: bitfeed.co
Dương vật bị uốn cong
Cũng là hình dạng cong nhưng dương vật cong và nghiêng khá nhiều, khoảng 30-60 độ. Đây là một điều rất đáng lo ngại. Dr. Shusterman cho biết: “Tình trạng dương vật quá cong thường do bệnh Peyronie gây ra.” Bệnh Peyronie xảy ra do sự hình thành các mảng xơ hoặc mô sẹo dọc theo trục của dương vật. Tình trạng này sẽ thấy rõ hơn khi nhìn hình ảnh cậu nhỏ khi cương.
Tuy nhiên, bệnh này sẽ biến mất ngay cả khi bạn không được điều trị y tế. Nếu “cậu nhỏ” có đường cong quá nhọn kèm theo đau nhức thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Nếu bị uốn cong từ 30-60 độ thì “cậu nhỏ” đang bị bất thường. Nguồn ảnh: bitfeed.co
Sự thay đổi của “cậu nhỏ”
Dr. Indra cho biết: “Thực tế, kích thước của dương vật thay đổi cho đến khi người đàn ông 20 tuổi. Kể từ thời điểm đó trở đi, hình dáng “cậu nhỏ” sẽ không có quá nhiều sự thay đổi.
Mặt khác, Giáo sư-Tiến sĩ Wimpie Pangkahila, chuyên gia sức khỏe nam giới tại khoa Y, Đại học Udayana, Bali cho biết: “Nhìn chung, tất cả nam giới đều có hình dạng dương vật giống nhau. Cụ thể là hình trụ ở đầu, cổ và thân.”
Một điều bạn cần chú ý là khi cương cứng dương vật sẽ không thẳng về phía trước. Một số “cậu nhỏ” còn bị cong sang trái hoặc phải.
Chiều dài dương vật của đàn ông Việt Nam là bao nhiêu?
Bình Dân thực hiện một nghiên cứu trên các đối tượng là những bệnh nhân nam trong độ tuổi từ 18 – 50 đến khám ngoại chẩn tại Đơn vị Nam khoa, trong khoảng thời gian từ 7/2004 đến 11/2005.
Kết quả nghiên cứu này cụ thể là:
- Chiều dài dương vật khi xìu là 5,2 – 8cm;
- Chiều dài dương vật khi cương cứng là 9,5 – 12,9cm;
- Chu vi dương vật khi xìu là 9,9 – 8,3cm;
- Chu vi dương vật khi cương cứng là 7 – 10, 6cm.
Có thể tạm kết luận thông qua nghiên cứu này: Chiều dài dương vật ở nam giới trưởng thành tại nước ta khi xìu là 6,6cm và khi cương là 11,2cm.
Các nhà khoa học cho rằng kích thước của dương vật ít có mối liên quan với vóc dáng của cơ thể bên ngoài. Người có dáng vóc cao to chưa chắc có kích thước dương vật to – dài, hay ngược lại.
Tóm lại, bạn đừng nên quan tâm quá nhiều về hình dáng “cậu nhỏ” của mình. Nếu dương vật vẫn có thể hoạt động bình thường để đi vệ sinh, quan hệ tình dục và xuất tinh đúng cách thì đây là tình trạng bình thường. Nếu gặp các dấu hiệu của bệnh Peyronie như đã đề cập ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Theo theAsianparent Indonesia, hongngochospital
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!