Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bụng sẽ xuất hiện sớm hơn ở những mẹ mang thai lần 2 và cũng to hơn lần mang thai đầu tiên, do đó cũng không tránh được những ngấn bụng khi ngồi.
Đây là những nội dung trong bài viết này:
- Bụng bầu ngồi có ngấn không trong tam cá nguyệt đầu tiên?
- Tam cá nguyệt thứ 2, kích thước bụng bầu của mẹ thay đổi ra sao?
- Tam cá nguyệt thứ 3: giai đoạn “bụng vượt mặt”
- Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đúng?
Bụng bầu ngồi có ngấn không trong tam cá nguyệt đầu tiên?
Trong 3 tháng đầu tiên, ngoại trừ một số mẹ bắt đầu có hiện tượng ốm nghén thì các dấu hiệu mang thai thể hiện ra bên ngoài còn chưa rõ ràng. Vòng bụng của mẹ cũng chưa có sự thay đổi đáng kể. Đối với những mẹ bầu vốn sỡ hữu vòng eo con kiến thì giai đoạn này rất khó để nhận ra mẹ đang mang thai. Còn nếu không, mẹ bầu có thể tự tin khoe các ngấn mỡ của mình để mọi người biết rằng mẹ đang trong hành trình lớn lên cùng con mỗi ngày. Bên cạnh đó, bụng sẽ xuất hiện sớm hơn ở những mẹ mang thai lần 2 và cũng to hơn lần mang thai đầu tiên, do đó cũng không tránh được những ngấn bụng khi ngồi.
Cuối tam cá nguyệt đầu tiên, tử cung bắt đầu nở rộng, bụng mẹ nhô dần lên, nhưng lúc này trọng lượng của bé chỉ tầm 14g tương đương 1 quả dâu tây mà thôi.
Vòng bụng của mẹ cũng chưa có sự thay đổi đáng kể ở 3 tháng đầu thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)
Có thể bạn chưa biết ===>
Tam cá nguyệt thứ 2, kích thước bụng bầu của mẹ thay đổi ra sao?
Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Trong giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận thấy rõ sự hiện diện và phát triển của thai nhi qua các chuyển động thai máy.
Bụng bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 sẽ thay đổi rõ nét qua từng tháng, bắt đầu to lên và nhô về phía trước cơ thể. Tử cung giãn rộng tạo áp lực lên vùng thắt lưng tạo nên những cơn đau lưng thường xuyên kéo tới cho mẹ bầu. Chính vì vậy việc lựa chọn tư thế ngồi làm việc hay nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Đối với các mẹ mang thai lần đầu, việc làm quen với sự lớn lên từng ngày của bụng bầu là 1 trải nghiệm vô cùng thú vị. Từ tam cá nguyệt thứ 2, các ngấn bụng gần như không còn nữa mà thay vào đó là bụng bầu tròn xoe đã dần lộ diện. Cùng với sự phát triển của thai nhi, chị em được khuyên nên tăng từ 5 -7kg, nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh để em bé phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Mẹ nhớ tuân thủ đúng lịch khám thai (Nguồn ảnh: iStock)
Có thể bạn chưa biết ===>
Tam cá nguyệt thứ 3: giai đoạn “bụng vượt mặt”
Kích thước bụng bầu của mẹ tăng lên rõ rệt khi bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Do sự lớn dần lên của thai nhi, tử cung cũng không ngừng phát triển nên trọng tâm cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi. Việc đi lại, nghỉ ngơi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là các động tác cúi gập người về phía trước mẹ bầu khó có thể thực hiện được.
Càng về những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ tăng cân nhanh hơn làm tăng dần áp lực trong ổ bụng và tạo nên lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu gây cho mẹ cảm giác khó chịu khi ngồi, đôi khi kèm cả hiện tượng khó thở, sưng phù tay chân.
Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể sẽ tăng thêm 4 -5 kg và thai nhi tăng từ 1,5 – 2,2kg. Sự thay đổi của bụng bầu và cân nặng sẽ giúp mẹ xác định được sự phát triển của con để điều chỉnh chế độ ăn nghỉ và dinh dưỡng.
Để luôn được thư giãn trong những tháng cuối “đeo ba lô ngược” mẹ bầu nên nên sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và dành thời gian chuẩn bị chào đón con yêu.
3 tháng cuối bụng bầu sẽ lớn nhanh và khiến mẹ di chuyển khó khăn hơn (Nguồn ảnh: iStock)
Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đúng?
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI của người mẹ trước khi mang thai.
Cụ thể, Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng đã làm rõ số cân nặng cần tăng trong thai kỳ của mẹ:
Nếu người mẹ có cân nặng bình thường khi chưa có thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mẹ cần tăng 10-12kg trong thai kỳ với từng giai đoạn là:
- 3 tháng đầu tăng 1 kg
- 3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg
- 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg
Nếu mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5): khi có thai mẹ cần tăng khoảng 25% so với cân nặng trước đó, thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân (BMI từ 25 trở lên): trong thai kỳ mẹ cần tăng 15% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg.
Lời kết
Mang trong mình một em bé, cơ thể mẹ sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi lớn. Mỗi người có sự thích ứng với quá trình mang thai theo một cách riêng, do đó cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi không giống nhau.
Mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu thấy bụng bầu của mình nhỏ hơn người khác. Hãy tập trung vào chế độ ăn uống, các bài tập thể dục trước sinh, biện pháp hít thở thay vì lo lắng về sự thay đổi của bụng bầu. Những bài tập này sẽ giúp mẹ thuận tiện hơn trong quá trình sinh nở và để con sinh ra được mạnh khoẻ, an toàn.
Nguồn thông tin: Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!