Bụng bầu 6 tháng to như thế nào? Vào tháng thứ 6, vòng bụng mẹ cũng đã có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên trên thực tế, không có một đáp án chuẩn nào để trả lời cho câu hỏi bụng bầu 6 tháng to như thế nào.
- Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6
- Bụng bầu 6 tháng to như thế nào là đúng chuẩn?
- Kích thước bụng bầu có quyết định sự phát triển của thai nhi không?
- Mẹ bầu thay đổi ra sao ở tháng thứ 6?
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6
Kích cỡ của bụng bầu phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của thai nhi nên trước khi tìm hiểu vòng bụng bầu 6 tháng to như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 6 này nhé.
Bạn có thể chưa biết:
Cách phân biệt mập bụng và bụng bầu giúp chị em dễ nhận biết nhất
Bụng bầu 3 tháng con trai trông như thế nào vậy các mẹ?
- Cân nặng: Thai nhi 6 tháng nặng từ 360gr – 700gr
- Chiều dài: Lúc này bé vẫn chỉ là một khối nhỏ, dài khoảng 26,7 – 30 cm
- Thai máy: Em bé đã lớn hơn mà lại không có nước ối đủ để làm lớp đệm dày nên mẹ có thể cảm nhận được cử động liên hồi của bé như những cú đạp, duỗi người, nhào lộn và cả vặn mình trong bụng mẹ,…
- Tay chân: Bé có thể duỗi tay chân nhưng hầu hết đều co người, gấp chân lên và bàn chân ép vào mông
- Mắt: Lông mày và mí mắt bé bắt đầu xuất hiện, giai đoạn này bé đã có thể mở mắt và chớp mắt
- Tai: Xương tai trong của bé hoàn thiện nên bé có thể nghe hầu hết mọi âm thanh bên ngoài, những âm thanh lớn dần sẽ trở nên quen thuộc để con không sợ hãi khi bước ra thế giới bên ngoài
- Da: Làn da bé vẫn còn rất mỏng và nhạt màu.
- Bộ phận sinh dục: Bé gái bắt đầu hình thành vùng âm đạo trong giai đoạn này
- Phổi: Hình thành các nhánh hô hấp và tế bào bắt đầu sinh ra chất surfactant giúp phổi hoạt động
- Não bộ và các nụ vị giác của bé cũng phát triển nhanh chóng
Bụng bầu 6 tháng to như thế nào là đúng chuẩn?
Vào tháng thứ 6, vòng bụng mẹ cũng đã tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên thì trên thực tế, không có một đáp án chuẩn nào để trả lời cho câu hỏi bụng bầu 6 tháng to như thế nào. Việc bụng bầu mẹ to hay nhỏ ngoài việc phản ánh cân nặng, kích thước của thai nhi thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như:
- Cơ địa của người mẹ: Vóc dáng và cấu trúc xương của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến việc bụng bầu 6 tháng to như thế nào
- Số cân của mẹ: Khi mang thai, mẹ bầu tăng nhiều cân thì bụng trông cũng sẽ to hơn những mẹ ít tăng cân
- Vị trí của thai nhi: Thai nhi nằm ở vị trí nào, tư thế như thế nào trong bụng mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ to nhỏ của bụng bầu
Kích thước bụng bầu có quyết định sự phát triển của thai nhi không?
Bầu 6 tháng bụng nhỏ có sao không? Nếu trong 3 tháng đầu mẹ bầu vẫn chưa thấy được kích thước bụng có nhiều sự thay đổi thì trong giai đoạn 6 tháng là lúc mẹ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về kích thước bụng vì giai đoạn này thai nhi dần phát triển ổn định. Bụng của mẹ sẽ lớn lên theo sự lớn lên từng ngày của bé trong tử cung mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý kích thước bụng bầu không quyết định sự phát triển của thai nhi là tốt hay chậm vì nó chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa mỗi người như vóc dáng, cấu trúc xương, vị trí thai nhi, số cân mẹ tăng được. Cho nên các mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bụng mình quá nhỏ so với tuổi thai hay khi so sánh bụng mình với các mẹ bầu khác, đặc biệt là các mẹ bầu thấp bé nhẹ cân. Điều mẹ cần làm lúc này là yên tâm nghỉ dưỡng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu thay đổi ra sao ở tháng thứ 6?
Không thể xác định được kích thước bụng bầu 6 tháng như thế nào nhưng mẹ có thể theo dõi một số những thay đổi sau đây ở tháng thứ 6 để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn:
Phù nề
Lượng máu của mẹ bầu ở tháng thứ 6 tăng đến khoảng 25% so với trước khi mang thai. Tuy nhiên, tốc độ lưu thông máu lại có phần chậm chạp ở chân nên mẹ bầu có thể bị sưng, phù ở mắt cá chân và bàn chân vào cuối ngày. Giai đoạn này, mẹ nên chọn giày to hơn size bình thường để đi vừa bàn chân.
Đau lưng
Bụng bầu đã to lên đáng kể, tử cung cũng lớn dần lên nên trọng tâm của cơ thể có sự thay đổi. Ngoài ra, sự thay đổi của hormone thai kỳ còn làm cho dây chằng và khớp nối khung xương bị lỏng dần. Điều này khiến mẹ bầu thấy mất cân bằng và thường xuyên đau lưng.
Bạn có thể chưa biết:
Hình ảnh bụng bầu con trai và con gái có gì khác nhau? Những vấn đề liên quan đến kích thước bụng trong thai kỳ
Hình ảnh bụng bầu qua các tháng mẹ mang thai con yêu
Táo bón
Hầu hết mẹ bầu ở giai đoạn này đều gặp phải tình trạng táo bón. Mẹ sẽ cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện. Vì vậy ở tháng thứ 6, mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ và vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm chứng táo bón.
Co thắt sinh lý
Từ tháng thứ 6, mẹ bầu sẽ bắt đầu thấy xuất hiện thường xuyên những cơn co thắt sinh lý. Những cơn đau này xuất hiện nhiều mỗi khi mẹ cúi xuống, đứng lên hoặc sau khi leo cầu thang, sau quan hệ tình dục,… Nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên và khiến mẹ đau đớn không chịu được, đó có thể là cơn đau bất thường. Mẹ hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Hạ huyết áp
Mẹ bầu mỗi khi thay đổi tư thế như đứng lên ngồi xuống hay bước ra khỏi giường có thể bị choáng váng, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất xỉu do chứng hạ huyết áp. Mỗi lần như vậy, hãy cúi đầu xuống giữa 2 ngón chân và gọi người tới giúp. Đồng thời mẹ cũng cần thận trọng hơn trong mỗi lần di chuyển để không xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn
Làn da xuống cấp
Ngoài hiện tượng rạn da bắt đầu xuất hiện trên bụng, mông, đùi, hông và ngực, mẹ còn thấy làn da tiết dầu nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện cho mụn trứng cá xuất hiện ồ ạt trên mặt.
Vừa rồi là những thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi “Bụng bầu 6 tháng to như thế nào?” Bụng to hay nhỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và hoàn toàn không phải là yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ không cần quá lo lắng nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!