Bạn sắp bước vào mối quan hệ bố dượng mẹ kế con riêng? Đọc ngay 8 ranh giới quan trọng bạn không bao giờ được phép vượt qua nhé!
Cố gắng thay thế bố mẹ ruột
Bạn không bao giờ có thể thay thế cha mẹ ruột của con riêng dù với lý do gì. Những đứa trẻ này không phải con ruột của bạn. Vì thế, dù cha mẹ ruột của bé đã làm điều gì, đừng bao giờ bắt trẻ không được yêu thương cha mẹ.
Bạn cũng đừng bao giờ yêu cầu con riêng phải gọi mình là “bố”, “mẹ”. Thay vào đó, hãy làm rõ vai trò của bạn trong gia đình. Ví dụ, bố dượng có thể là người cố vấn đáng kính với trẻ, nhưng sẽ không phải là bố ruột. Con riêng vẫn có thể yê thương và tôn trọng bạn dù không hề gọi bạn là bố hay mẹ.
Đánh đòn con riêng
Dù bạn tin đánh đòn là phương pháp giáo dục hiệu quả, bạn cũng không bao giờ được làm tổn thương thể chất con riêng. Con có thể từng bị tổn thương thể xác trong quá khứ do người bố hay mẹ ruột.
Nếu bạn lặp lại điều đó khi nóng giận, bé sẽ khó có niềm tin và sự tôn trọng với bạn.
Thể hiện quyền lực với con
Bé dưới 5 tuổi sẽ dễ chấp nhận bố dượng, mẹ kế. Nhưng trẻ ở độ tuổi vị thành niên có thể sẽ chống đối. Khi đó, bạn không nên là một người kỉ luật trẻ, bạn chỉ nên là người hỗ trợ trẻ.
Bạn đã được bố hoặc mẹ bé yêu thương. Nhưng bạn còn cần chiếm được tình cảm của bé. Bạn sẽ cần đặt thời gian và nỗ lực vào mối quan hệ với con riêng.
Tham gia vào vấn đề nuôi dạy con cái giữa vợ,chồng bạn với người cũ
Đừng bao giờ thảo luận cách nuôi dạy con cái với vợ,chồng bạn và người cũ. Nếu người cũ không hợp tác, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, tổn thương.
Bạn có quyền dạy dỗ bé. Nhưng nếu thông tin nào cần trao đổi, hãy để vợ, chồng của bạn trực tiếp nói với người cũ.
Xen vào cuộc tranh cãi giữa bố mẹ và con ruột của họ
Nếu bạn muốn giữ gìn mối quan hệ của mình với con riêng và bạn đời, tốt nhất là để họ tự giải quyết xung đột. Dù bạn có ý tốt sự can thiệp của bạn có thể ngăn cản vợ/chồng và con riêng của bạn học cách tự giải quyết vấn đề và có thể có tác động tiêu cực đến hôn nhân của bạn.
Thay vào đó, hãy chỉ hỗ trợ và đưa ra lời khuyên khi bạn đời yêu cầu. Nếu người ấy không nhờ, hãy để người ấy tự giải quyết.
Bỏ qua hoặc chống lại mong muốn của bố/mẹ ruột bé
Nếu mẹ bé không cho con nhuộm tóc hay hẹn hò trước 16 tuổi, đừng bao giờ chống đối ý muốn của cô ấy. Bạn đời của bạn không còn quan hệ hôn nhân với người cũ.
Nhưng người ấy vẫn là bố/mẹ ruột và vẫn có quyền nuôi dạy con cái của họ. Nếu bạn có lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc sự an toàn của con riêng vì quy tắc của người vợ cũ/chồng cũ, hãy nói chuyện với bạn đời của bạn.
Nói xấu bố, mẹ ruột của bé
Dù bé có ghét bố, mẹ ruột, bạn cũng không bao giờ được nói xấu họ. Một người cha dượng, mẹ kế cần đồng cảm với trẻ. Nhưng không được phép nói xấu hay cho trẻ nói điều tiêu cực về cha mẹ chúng.
Nếu con riêng của bạn cần nơi để trút giận, hãy là người lắng nghe, nhưng không tham gia. Nếu có thể, hãy ngăn chặn xung đột giữa bạn đời của bạn và người cũ.
Trẻ không nên phải gánh chịu những xung đột của người lớn, dù theo bất kì cách nào.
Tạo áp lực để bạn đời luôn đặt bạn lên hàng đầu hoặc coi con riêng như người chen vào mối quan hệ của bạn
Trẻ em trải qua cuộc ly hôn thường lo lắng rằng tình yêu của cha mẹ dành cho người mới sẽ có nghĩa là tình yêu dành cho đứa trẻ ít hơn. Do đó, bé có thể tức giận, phẫn nộ không chính đáng.
Nếu người cha dượng, mẹ kế ngăn cản trẻ với bố mẹ ruột, hôn nhân của bạn sẽ có vấn đề. Đừng bao giờ ghen tuông với con riêng của bạn.
Đôi khi bạn không hề cố tình vượt qua những ranh giới trong mối quan hệ bố dượng mẹ kế con riêng. Chỉ đơn giản là bạn không biết có tồn tại những ranh giới đó. Giờ khi bạn đã biết những điều không thể, hãy chú ý đến nó và kiềm chế những hành động của mình.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!