X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Lắng nghe tâm sự từ một đứa trẻ từng có một gia đình tan vỡ: Ước gì cha mẹ hiểu được điều này!

Mất 11 phút để đọc
Lắng nghe tâm sự từ một đứa trẻ từng có một gia đình tan vỡ: Ước gì cha mẹ hiểu được điều này!Lắng nghe tâm sự từ một đứa trẻ từng có một gia đình tan vỡ: Ước gì cha mẹ hiểu được điều này!

Trong một cuộc ly hôn, điều duy nhất mà cha mẹ cần phải quan tâm là lợi ích của con cái họ. Hãy lắng nghe lời tâm sự của một người từng có một gia đình tan vỡ - Đây là những gì các cha mẹ đang chuẩn bị ly dị cần phải biết. (Bài viết từ công ty Luật GJC)

Tâm sự từ một đứa trẻ có một gia đình tan vỡ, bố mẹ ly hôn, sẽ như thế nào? Có bao giờ người lớn dừng lại và nghĩ đến cảm nhận của con cái mình?

Bạn có thể đang chuẩn bị ly hôn- điều đó có nghĩa là bạn từ trai có vợ/gái có chồng thành “độc thân vui tính”. Nhưng ngay cả tại thời điểm này, dù một mình hay không, bạn vẫn là mẹ, là cha của những đứa con của bạn.

Trong một cuộc ly hôn, có lẽ thật dễ dàng để quên mất sự có mặt của các con, đặc biệt là khi cuộc ly hôn không thuận buồm xuôi gió. Nhiều người chỉ quan tâm đến việc đòi hỏi phúc lợi cho bản thân và chiến thắng, ngay cả khi con của bạn phải trả giá cho “chiến thắng” của bạn. Với tư cách của một người từng lớn lên trong một cuộc hôn nhân đỗ vỡ, một nguời đã đủ từng trải để hiểu về trục trặc gia đình, tôi không hề oán trách cha mẹ tôi, mà còn tôi biết ơn họ vì đã để vụ li dị diễn ra một cách ôn hòa.

Bạn cũng sẽ muốn con mình cảm thấy như vậy

Nếu một cuộc hôn nhân tan vỡ, sẽ có rất nhiều cay đắng và giận dữ phát sinh giữa hai vợ chồng và điều này có thể ảnh hưởng đến vai trò làm cha làm mẹ của hai người. Hai bên không còn có thể hợp tác và sẽ gặp khó khăn để chấp nhận thực tế rằng họ phải tiếp tục làm cha mẹ ngay cả sau khi ly dị.

Trẻ em bị mắc kẹt ở giữa và có thể trở thành “con tốt” trong cuộc chiến của hai vợ chồng – chúng bị buộc phải chọn một trong hai bên và bị “kích động” để đối đầu với bên còn lại, hoặc thậm chí cả hai bên.

Khi tình hình ly hôn và cảm xúc đang rối như tơ vò, cha mẹ có thể không nhận ra sự tổn thương và căng thẳng tâm lý mà quá trình ly dị gây ra cho trẻ. Để tôi nói với bạn điều này: sự căng thẳng này có thể ảnh hưởng đế trẻ cho tới lúc chúng trưởng thành và thậm chí có thể ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của con bạn trong tương lai.

Để ngăn ngừa điều đó, hãy cân nhắc kĩ lưỡng những lời khuyên này của Tòa án Gia đình Tư pháp (FJC).

FJC xem trẻ em như những nạn nhân vô tội của việc ly hôn và nhận ra những vấn đề và rủi ro phát sinh khi cha mẹ kéo con cái của họ vào cuộc tranh chấp. FJC đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ưu tiên quan trọng nhất của bất kỳ ly hôn nào là phúc lợi và quyền lợi của trẻ em.

Những cha mẹ trải qua các cuộc hỗn loạn về cảm xúc và sự tức giận của quá trình ly dị có thể mất việc ưu tiên cho phúc lợi của con cái họ. Dưới đây là 4 lời khuyên thiết thực để đặt quyền lợi của con bạn lên hàng đầu trong quá trình ly hôn.

day-con-nen-nguoi

1# Hãy nhớ rằng trẻ cần cả cha lẫn mẹ

Trẻ em được hưởng lợi từ việc có cả hai cha mẹ đang tích cực tham gia vào cuộc sống của các em. Luật về quyền trông giữ, chăm sóc và giám hộ trẻ em trong trường hợp ly hôn dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chung của cha mẹ.

FJC cho rằng quyền lợi của trẻ em thực thi tốt nhất khi các em có thể tận hưởng tình yêu, sự chăm sóc và hỗ trợ của cả cha lẫn mẹ. Tâm sự từ một đứa trẻ có một gia đình tan vỡ là chúng sợ rằng chúng sẽ mất một trong hai cha mẹ của chúng trong ly hôn hoặc sẽ bị buộc phải chọn giữa hai bên. Các em cần phải được đảm bảo rằng cả hai cha mẹ sẽ tiếp tục đóng góp tích cực đến cuộc sống của các em và sẽ luôn bảo vệ lợi ích của các em.

Lắng nghe tâm sự từ một đứa trẻ từng có một gia đình tan vỡ: Ước gì cha mẹ hiểu được điều này!

Để đảm bảo vai trò của cả cha lẫn mẹ trong cuộc sống của trẻ, FJC gần như luôn luôn ban hành quyền nuôi con chung sau một vụ ly hôn. Quyền nuôi con chung giữ quyền hợp pháp của cả cha lẫn mẹ trong việc cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống của trẻ, cũng như các quyết định về giáo dục và nhu cầu y tế.

Một lệnh chung về quyền nuôi con cho cha mẹ biết rằng FJC mong muốn cả hai bên hợp tác để thúc đẩy và đảm bảo quyền hạn và lợi ích của đứa trẻ, đồng thời cũng là để trấn an trẻ rằng cả hai cha mẹ sẽ tiếp tục tham gia vào cuộc sống của các em.

Tất nhiên, điều này chỉ được thực hiện nếu cả hai cha mẹ đều đồng ý với quyền nuôi con chung. Ở cương vị của người làm cha làm mẹ, chúng tôi khuyên bạn nên làm bất cứ điều gì bạn có thể để cung cấp những gì tốt nhất cho con của bạn, ngay cả trong những trường hợp khó khăn như ly dị.

2# Cần có sự thống nhất trong nuôi dạy con

Điều quan trọng nhất là cha mẹ trẻ cần có sự hòa hợp trong quan điểm. Điều này thật sự quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn tan vỡ của cuộc hôn nhân.  Trẻ em cần sự ổn định, tình yêu thương, sự hướng dẫn. Tâm sự từ một đứa trẻ có một gia đình tan vỡ là con sẽ dễ bị bối rối, thậm chí là bực bội nếu nhận được những lời khuyên không đồng nhất, từ hai người khác nhau.

Điều quan trọng là tránh việc xem thường hay bác bỏ các quy tắc, hoặc quyết định của người còn lại,ngay cả khi bạn không đồng ý với cách dạy con của đối phương. Những bất đồng về quan điểm, về cách dạy dỗ nên được trao đổi riêng  và giải quyết khi khô có mặt của con trẻ. Về mặt này, cần lưu ý rằng tranh cãi trong việc ly hôn không được xen lẫn giữa những cuộc trò chuyện liên quan đến trẻ em. Cả hai người cần học cách giao tiếp với nhau ở tư cách là các bậc làm cha làm mẹ; chứ không phải như vợ-chồng cũ.

Trong việc quan tâm chăm sóc hàng ngày cho trẻ em, FJC đưa ra lệnh chăm sóc và giám hộ duy nhất cho một người, và quyền cho phép gặp gỡ đối  với người còn lại. Điều này có nghĩa là giữa hai bên cha mẹ, 1 người sẽ có trách nhiệm chính đối với việc ra đưa ra quyết định trong cuộc sống hằng ngày và đảm bảo cho con các nhu cầu cần thiết như: ăn uống, đi lại và chăm sóc cá nhân. Người còn lại sẽ được quyền gặp trẻ trong khoảng thời gian nhất định vào mỗi tuần.

Hơn nữa, cả cha và mẹ phải hỗ trợ vai trò của người còn lại trong cuộc sống của trẻ. Người có quyền gặp con không được bác bỏ, chê trách những quyết định của người cha/ người mẹ còn lại đối với con. Tương tự, người có trách nhiệm nuôi dưỡng không nên ngăn cản hoặc can thiệp vào việc gặp con của đối phương, mà cần phải phối hợp hơn, linh hoạt hơn trong việc cho con gặp cha/ mẹ mình .

Một em từng có cha mẹ đã ly dị (hai người vốn không phải lúc nào cũng hòa hợp trong việc nuôi con) đã đưa ra một mẹo nhỏ hài hước:  bé hoàn toàn có thể “thao túng tình hình” và làm mọi người phải theo ý của bé khi cha, mẹ không thống nhất ý kiến.

tre-nho-loi-hua-cua-ban

3# Làm vợ/ chồng không tốt không có nghĩa họ là người mẹ/ cha xấu:

Tuyệt đối không dùng trẻ để trừng phạt người cũ- bởi nạn nhân duy nhất trong trường hợp này lại chính là trẻ em. Đừng cấm cản cha/ mẹ trẻ tiếp cận với bé. Đừng vì muốn trẻ xa lánh người kia mà chê bai hoặc chỉ trích họ trước mặt con mình.

Một người vợ/ chồng xấu chưa chắc sẽ là người cha, mẹ tồi. Sự tan vỡ trong mối quan hệ và hành vi của họ trong cuộc hôn không phải là nguyên nhân hay lý do gây ảnh hưởng đến tình cảm của cha mẹ và trẻ.

Cha mẹ luôn yêu con mình và muốn những gì tốt nhất cho con. Một người cư xử tệ với tư cách là vợ/ chồng không nhất thiết phải là một người cha mẹ tồi. Hơn nữa, tình cảm và sự tôn trọng của một đứa trẻ đối với cả bố và mẹ là một phần quan trọng trong sự phát triển của chúng; và trẻ em không nên bị kích động để có cái nhìn tiêu cực về cha/mẹ mình.

FJC sẽ không bỏ qua những việc làm khiến trẻ xa lánh hoặc từ chối việc tiếp cận của một bên cha/mẹ. Trong một số trường hợp, FJC thậm chí đã đổi ngược lệnh chăm sóc , để bảo vệ mối quan hệ của người cha/ mẹ bị cách ly đối với trẻ em.

Lắng nghe tâm sự từ một đứa trẻ từng có một gia đình tan vỡ: Ước gì cha mẹ hiểu được điều này!

Khi cuộc hôn nhân tan vỡ, cha mẹ phải ý thức về những thông điệp mà họ nhắn nhủ đến các em về người cha/ mẹ còn lại thông qua lời nói hoặc hành vi của mình. Bởi trẻ sẽ dựa vào đó để hiểu và tôn trọng cha mẹ mình, đặc biệt là trong giai đoạn ly hôn khi trẻ đang rất cần sự hướng dẫn và hỗ trợ từ cả hai người.

4# Hãy đóng góp hợp lý về mặt kinh tế nuôi con

Cha mẹ có trách nhiệm chung về mặt tài chính trong việc nuôi con. Khi ly hôn, nghĩa vụ này được thực thi thông qua lệnh yêu cầu một bên phải có trách nhiệm chi trả 1 khoản nhất định cho người còn lại.

Việc này được thực hành để bảo vệ phúc lợi của trẻ em. Người cha/ mẹ đang chịu trách nhiệm về tài chính không nên né tránh nghĩa vụ hoặc từ chối chi trả cho trẻ. Mặt khác, người được nhận cần đưa ra yêu cầu và số tiền hợp lý. Cần bảo đảm rằng, không nên lợi dụng cả hai việc này để “trừng phạt” hoặc “đào mỏ”  từ người kia.

Tiền bạc thường là tâm điểm của mọi vấn đề và mấu chốt mọi mâu thuẫn trong ly hôn. Trong việc nuôi nấng trẻ, cần nhớ rằng phúc lợi của con cái luôn là ưu tiên hàng đầu.

me-day-con-trai

Ly hôn là chuyện giữa hai vợ chồng, không phải là vấn đề của con

Trong khi FJC tiến hành các bước để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, cuối cùng, cha mẹ phải chắc chắn không để sự bất hòa của mình gây ảnh hưởng đến con cái. Quan trọng hơn, cả hai cần phải hiểu rằng khi trải qua ly hôn, không chỉ đơn thuần là ở việc ai sẽ phải chi trả , hay ai sẽ là người “giữ” đứa trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên đảm bảo rằng trong giai đoạn khó khăn này, trẻ không bị lạc lõng ,cũng như được bảo đảm an toàn và ổn định. Cha mẹ phải học cách dạy dỗ con, và mang đến cho con sự hỗ trợ cần thiết , dù rằng việc này đến từ hai gia đình khác nhau. Lưu ý một lần nữa, ly hôn là chấm dứt giữa vợ chồng, không phải giữa cha mẹ và con.

Bài báo này được đóng góp bởi Beverly Lim Tian Ying, luật sư thực tập, Gloria James-Civetta & Co.

Xem thêm:

  • Bố mẹ ly hôn con sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý thế nào?
  • Cuộc ly hôn đầy nước mắt tác hại đến sức khỏe trẻ ra sao?
  • 3 ông bố sao Việt chăm sóc con chu đáo, ân cần dù đã ly hôn với vợ

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Hẹn hò & Hôn nhân
  • /
  • Lắng nghe tâm sự từ một đứa trẻ từng có một gia đình tan vỡ: Ước gì cha mẹ hiểu được điều này!
Chia sẻ:
  • Tâm sự gia đình tan vỡ - Hôn nhân không "chăn gối" liệu có hạnh phúc?

    Tâm sự gia đình tan vỡ - Hôn nhân không "chăn gối" liệu có hạnh phúc?

  • Tâm sự buồn của những người phụ nữ sống trong cuộc hôn nhân không có tình dục

    Tâm sự buồn của những người phụ nữ sống trong cuộc hôn nhân không có tình dục

app info
get app banner
  • Tâm sự gia đình tan vỡ - Hôn nhân không "chăn gối" liệu có hạnh phúc?

    Tâm sự gia đình tan vỡ - Hôn nhân không "chăn gối" liệu có hạnh phúc?

  • Tâm sự buồn của những người phụ nữ sống trong cuộc hôn nhân không có tình dục

    Tâm sự buồn của những người phụ nữ sống trong cuộc hôn nhân không có tình dục

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn