Tác hại của việc cha mẹ ly hôn sẽ tạo ra cú sốc với sức khỏe tinh thần, cảm xúc của trẻ, nhất là khi trẻ bị giằng co bởi lòng thù hận từ hai phía.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng một cuộc chia tay bôi xấu nhau cũng có thể ảnh hưởng đến thể chất của trẻ không?
Nghiên cứu gần đây chỉ ra sự căng thẳng cuốn theo sức khỏe thể chất của trẻ cho đến những năm tháng về sau.
Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ là tác hại của việc cha mẹ ly hôn
Nghiên cứu được thực hiện với 201 đối tượng người lớn khỏe mạnh, sau đó kết quả đăng trên tờ The Proceedings of the National Academy of Sciences.
Họ đồng ý trải qua giai đoạn cách ly, cùng sống trong môi trường có virus gây cảm lạnh và được quan sát trong 5 ngày sau đó.
Những người có bố mẹ ly hôn khi họ còn nhỏ và bố mẹ không vui vẻ, không thèm trò chuỵên với nhau trong suốt tuổi thơ của người ấy thì họ có xu hướng dễ bị cảm hơn những người gia đình còn nguyên vẹn.
Những ai bố mẹ ly hôn nhưng bố mẹ vẫn giữ quan hệ thân thiết trong suốt thời gian tuổi thơ của họ thì khả năng mắc bệnh của họ cũng tương đương với người có gia đình nguyên vẹn.
Chuyên gia Michael Murphy ở Đại học Carnegie Mellon có kiến thức sâu về tâm lý cho biết: “Trải nghiệm căng thẳng đầu đời đã có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và quá trình khích động dẫn đến hiện tượng viêm, dẫn đến bệnh và sức khỏe kém”.
Theo ông, nghiên cứu này là một bước tiến giúp chúng ta hiểu được căng thẳng gia đình thời ấu thơ đã ảnh hưởng đến sự nhạy cảm và đổ bệnh ở một người từ 20 đến 40 năm về sau như thế nào.
Trong khi đó, chuyên gia Sheldon Cohen, đồng tác giả nghiên cứu trên giải thích: “Kết quả này hướng đến việc xác địch hệ miễn dịch chính là nơi “gánh vác” vô cùng quan trọng những ảnh hưởng tiêu cực trong suốt thời gian dài do xung đột trong gia đình mang lại. Tất cả cuộc ly hôn đều không giống nhau và việc tiếp tục duy trì kết nối của bố mẹ chính là công cụ giảm xóc đối với những hậu quả có hại xảy đến với sức khỏe đứa trẻ.
Đây là những cách bạn có thể giúp trẻ vượt qua tác hại của việc cha mẹ ly hôn
Trò chuyện với trẻ
Trẻ thường không thể hiện ra ngoài cảm xúc về cuộc ly dị của bố mẹ. Nhưng đó là lúc con thật sự bị tổn thương và cần bạn ở bên hơn bao giờ hết. Hãy cố gắng lắng nghe, khuyến khích con nói ra cảm xúc của mình.
Nếu con không muốn nói, bạn có thể dẫn dắt con vẽ ra câu chuyện trong lòng con. Bộc lộ ra vẫn luôn tốt hơn không bộc lộ gì.
Dành thời gian bên con
Dùng bất cứ thời gian nào bạn rỗi để chơi đùa, ôm ấp, đọc cho con nghe những điều thú vị. Sẽ không có gì không hay nếu bạn cho con ngủ với mình để bạn được gần con hơn.
Hãy tìm lý do để ở bên con nhiều hơn. Cuối tuần bạn có thể dẫn con đi mua sắm hoặc đưa con đi học nhiều hơn. Bạn cũng nên tranh thủ thời gian có mặt trong các sự kiện ở trường, lớp của con để con biết rằng bạn luôn ở bên, yêu thương con.
Tạo nên một mạng lưới ủng hộ con
Con không chỉ cần bạn. Cin cần bạn bè, giáo viên, ông bà và thậm chí người bạn đời vừa ly hôn của bạn. Có thể con có phản ứng không muốn nói chuyện với bạn vì con nghĩ bạn là nguyên nhân dẫn đến sự chia tay nên một mối quan hệ khác đủ để con dựa vào vẫn tốt hơn là để con bạn cô độc.
Chìa khòa nằm ở sự kiên trì
Bạn nên duy trì những nguyên tắc, những tiêu chuẩn tích cực từ trước đến nay của gia đình. Đừng quá nuông chiều hay vỗ về con vì nghĩ rằng đó là cách giúp con. Hãy cho con thấy bạn cũng đang rất nghiêm túc và kỷ luật với cuộc sống của mình và con cũng sẽ cố gắng như thế.
Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ nỗ lực ổn định cuộc sống và sự kiên trì của mình với con. Đừng quên nói với con rằng bạn muốn ở bên con nhiều như thế nào. Lời nói và hành động lặp đi lặp lại liên tục như thế sẽ cho con cảm giác con đặc biệt với bạn.
Cam đoan với con
Một trong những điều đáng buồn nhất sau ly hôn là trẻ nghĩ tình yêu có thể chấm dứt bất cứ lúc nào như cách bố mẹ hết yêu nhau. Trẻ sẽ nghĩ đến ngày bạn không còn yêu trẻ. Rất cần thiết khi bạn luôn cam đoan với con rằng bạn sẽ luôn chăm sóc con, làm sao để con yên tâm về điều đó.
Cho con kết nối với những người bạn trong hoàn cảnh tương tự
Ở giai đoạn đầu, có thể con sẽ có cảm giác mình là đứa trẻ không may mắn và chỉ có mình đến từ gia đình có bố mẹ ly hôn. Hãy cho con gặp gỡ những đứa bé trong hoàn cảnh tương tự để con thấy rồi sẽ dễ thôi để thấy mọi chuyện bình thường.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!