Bỏ bú cho bé bị căng sữa là nỗi khổ của nhiều mẹ bỉm. Mặc dù không phải tình trạng nguy hiểm song điều này lại khiến các mẹ khó chịu, mệt mỏi. Để giải quyết tình trạng này, chị em phải làm thế nào?
Vì sao khi bỏ bú cho bé bị căng sữa?
Trong giai đoạn cho con bú, cơ thể của người mẹ sẽ quen với việc sản xuất sữa mỗi ngày. Lúc cai sữa cho bé, mẹ sẽ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa. Đó là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng căng tức sữa.
Hiện tượng căng sữa là do mẹ không thể ngừng sản xuất sữa ngay khi bé bỏ bú
Bên cạnh việc bỏ bú cho bé bị căng sữa, mẹ còn gặp một số triệu chứng khác:
- ngứa, sưng, đau tức ngực
- hai bên ngực bị căng tức vì mô tuyến sữa bị phù nề
- mệt và sốt cao
Theo bác sĩ, tình trạng này kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Sau đó, nó sẽ tự hết. Mặc dù vậy, cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa vẫn gây khó chịu cho cuộc sống của bạn. Tùy vào mức độ mà mẹ sẽ chọn các phương pháp khác nhau như để trôi qua tự nhiên hoặc áp dụng cách giảm bớt đau. Một số mẹ sẽ thực hiện việc vắt sữa để làm giảm tình trạng căng sữa.
Bỏ bú cho bé từ từ giúp giảm tình trạng bị căng sữa
Phần lớn tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa đều xuất phát từ việc thực hiện quá đột ngột. Để bắt đầu quá trình bỏ bú cho bé, mẹ nên thực hiện từ từ theo từng bước. Như vậy, cơ thể của con và mẹ đều có thời gian thích nghi. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rằng:
Mẹ nên cho bé bỏ bú từ từ, không nên quá đột ngột
- Mức độ căng sữa sẽ giảm dần khi nhu cầu sản xuất sữa ít đi.
- Tình trạng đau ngực kéo dài lâu nhất tầm 1 tuần.
- Bỏ bú cho bé bị căng sữa là một hiện tượng phổ biến nên mẹ không cần quá hoang mang và lo lắng.
- Bạn không cần đến bệnh viện ngay lập tức bởi tình trạng này ít có biến chứng.
Những điều mẹ nên và không nên làm khi bỏ bú cho bé bị căng sữa
Nên làm gì để giảm đau khi bị căng sữa?
Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa khiến cơ thể khó chịu. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:
Chườm lạnh hoặc sử dụng lá bắp cải có thể giúp cải thiện tình trạng căng sữa
- Sử dụng một chiếc khăn lạnh để chườm lên bầu ngực trong vài phút, thực hiện vài lần mỗi ngày.
- Đặt một lớp lá bắp cải lên bầu ngực rồi mặc áo lót bên ngoài. Có thể sử dụng ngay cả khi đi ngủ. Lưu ý, mỗi chiếc lá có thể dùng trong từ 24 – 48 giờ.
- Bổ sung các món có chứa lá lốt vào thực đơn hàng ngày. Đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng.
- Nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.
- Có thể trò chuyện và chia sẻ với một ai đó. Biện pháp này giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao tinh thần.
- Trong trường hợp quá đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
Không nên làm gì khi cho bé bỏ bú bị căng sữa?
Ngoài những điều nên làm, mẹ cũng cần lưu ý các điều không nên để tránh khiến tình trạng trở nên tệ hơn.
- Hạn chế việc chườm nóng bầu ngực, vì nó có thể kích thích tiết ra nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, mẹ có thể chọn cách ngâm mình trong bồn nước tắm ấm. Việc này giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
- Tránh mặc những chiếc áo lót bó chặt.
- Không che giấu và xem nhẹ những vấn đề bất thường. Khi phát hiệu dấu hiệu lạ như sưng đỏ ở bầu ngực, đau nhiều, sốt cao… thì lập tức đến bệnh viện. Đó có thể là triệu chứng của viêm tuyến sữa.
Tạm kết
Tình trạng bỏ bú cho bé bị căng sữa là nỗi ám ảnh của các chị em. Để cải thiện tình hình, bạn cần tìm hiểu các thông tin cũng như chuẩn bị cách xử lý. Như vậy, sự mệt mỏi và khó chịu sẽ được giảm đáng kể. Hi vọng, nội dung bài viết sẽ giúp chị em giải quyết phần nào nỗi lo của mình.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!