Quan sát và để ý biểu hiện con bị bạo hành có thể giúp phụ huynh can thiệp kịp thời và có biện pháp chữa trị đúng cách cho con trẻ. Hành động bạo hành trẻ ở trường không những gây tổn thương cơ thể mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Nếu những hành động này diễn ra trong thời gian dài thì có thể khiến trẻ bị tổn thương, khủng hoảng tâm lý. Để nhận biết kịp thời, bố mẹ nên chú ý quan sát và nhận ra các biểu hiện của trẻ báo hiệu việc bị bạo hành:
1. Vết bầm, trầy xước ở những nơi đặc biệt
Một số vị trí vết bầm là do tổn thương có chủ đích
Trẻ con thường dễ bị vấp ngã hay va vào đồ đạc gây ra các vết trầy và bầm trên cơ thể. Cũng vì lý do này mà bố mẹ thường bỏ qua không chú ý đến lý do con bị thương, chỉ cho rằng trẻ con đứa nào cũng thế. Thực tế những vết bầm trên cơ thể trẻ cũng là biểu hiện con bị bạo hành ở trường học.
Theo các chuyên gia, có những vị trí bị tổn thương trên cơ thể trẻ là vô ý do té ngã như khuỷ tay, đầu gối, bàn chân, trán,… . Nhưng cũng có những vết thương có khả năng cao là bị gây ra một cách có chủ đích là ở cổ tay, mặt, cổ, mông, đùi trong, bắp chân.
Khi con đi học về xuất hiện các vết bầm, trầy xước ở các vị trí lạ thì bố mẹ nên chú ý và dò hỏi, cũng như tiếp tục quan sát kỹ sinh hoạt của con ở trường.
2. Ngủ không ngon, hay giật mình
Tâm lý của trẻ con còn rất non nớt, dể bị tổn thương và để lại di chứng khó hồi phục. Khi bị bạo hành, sự sợ hãi, hoang mang ở con sẽ khiến bé bị ám ảnh và dễ gặp ác mộng.
Nếu thấy con thường ngủ mớ, giật mình tỉnh giấc, thậm chí khóc giữa đêm hay tè dầm thì mẹ cần lưu ý vấn đề sức khoẻ cũng như nghĩ đến khả năng tâm lý bị tổn thương do bạo hành.
Trẻ bị bạo hành thường dễ thức giấc, giật mình do hoảng sợ
3. Sợ không gian hẹp hay bóng tối
Bên cạnh việc ngủ không ngon, trẻ con bị tổn thương tâm lý còn vô cùng nhạy cảm với bóng tối. Hiện nhiều trường học đều lắp camera quan sát, vì thế việc bạo hành thường diễn ra trong bóng tối, góc khuất hoặc ép phạt nhốt trong tủ, đe doạ khiến con trẻ bị ám ảnh.
Khi ở trong nơi tối tăm, không gian hẹp, trẻ thường có cảm giác khó thở, sợ hãi, đổ mồ hôi, run rẩy có thể do bệnh tâm lý thì mẹ nên đưa con đi khám tâm lý để tìm ra nguyên nhân.
4. Không chịu đi học, khóc đòi mẹ
Đa số trẻ nhỏ đều không thích đi học và phản kháng, khóc khi bố mẹ đi khỏi trường. Nhiều phụ huynh cho rằng việc con không chịu đi học là bình thường.
Tuy nhiên nếu sự phản kháng của trẻ là vô cùng dữ dội như ôm chặt mẹ, giãy giụa khi mẹ giao bé cho cô giáo hay mỗi lần được mẹ đón đều chạy tới và đòi về ngay lập tức… thì là dấu hiệu bất bình thường.
Khi hiện tượng này xảy ra vài lần, mẹ hãy quan sát ánh mắt của trẻ khi nhìn cô bảo mẫu và ánh mắt của bảo mẫu để nhận ra được con có sợ hãi đến gần cô hay không và bảo mẫu có đe doạ con thường xuyên không.
Sợ đi học và cô giáo cũng có thể là dấu hiệu, mẹ nên quan sát kỹ
5. Sợ ăn, vấn đề về tiêu hoá
Một số trường hợp con bị bạo hành là trong giờ ăn, bị ép ăn hoặc đe doạ, đánh mắng vì ăn ít, rơi vãi thức ăn. Vì thế mà trẻ bị bạo hành thường có nỗi ám ảnh với việc ăn uống. Bên cạnh đó, tâm lý bị tổn thương khiến con lười ăn, dễ bị nôn khi ăn do ảnh hưởng thần kinh đến hệ tiêu hoá, trẻ còn suy nhược cơ thể, da xanh xao.
6. Ngại giao tiếp, sợ người lạ
Biểu hiện con bị bạo hành còn có thể ở việc khả năng giao tiếp với người lạ của con trẻ. Trẻ bị bạo hành thường trở nên e dè, sợ người lạ, từ chối giao tiếp hay tiếp xúc với người ngoài. Thậm chí một số trẻ còn không dám gần gũi bố mẹ, chỉ thu mình một chỗ, chui vào góc hoặc ngồi ôm gối.
Việc con vốn năng động, hay chạy nhảy nô đùa bỗng trở nên trầm tính, ít hiếu động hẳn là báo hiệu cho việc thay đổi trong tâm lý con, bố mẹ không nên bỏ qua.
Tổn thương tâm lý ở trẻ con khiến bé sợ giao tiếp với mọi người
7. Hành động quá khích
Cáu kỉnh, nghiến răng, cắn móng tay, có phản ứng dữ dội, cực đoan, tức giận, hay cãi bố mẹ khác hẳn với ngày thường, rối loạn ngôn ngữ, phát ngôn kỳ lạ có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng.
Khi thấy các biểu hiện này, bố mẹ nên nghĩ ngay đến khả năng con bị bạo hành. Vì trẻ bị bạo hành thường không làm chủ được tâm lý, suy nghĩ và hạnh động của mình, dễ có sự phản kháng để tự vệ.
Các biểu hiện con bị bạo hành trên thường thấy cảnh báo việc con bị bạo hành nhưng không đảm bảo chính xác 100%. Để xác định trẻ có bị bạo hành trong trường học hay không, bố mẹ nên dành nhiều thời gian gần gũi, tâm sự với con để lắng nghe và tìm ra nguyên nhân.
Bên cạnh đó là quan sắt kỹ, hỏi han nhẹ nhàng từ các phụ huynh khác và bạn của con để nắm được tình hình thực tế.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!