Trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình có thể xuất phát từ nguyên nhân tâm lý hoặc vấn đề thể chất sức khỏe. Ba mẹ cần tìm hiểu cụ thể theo từng lý do và áp dụng các cách giúp trẻ ngon giấc như những gợi ý dưới đây để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ cho bé.
Như thế nào là một giấc ngủ khỏe mạnh thông thường của trẻ 4 tuổi?
Đối với trẻ em, giấc ngủ sẽ giúp cơ thể tiết ra các hormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển tốt về thể trạng và trí tuệ. Trẻ từ 3 – 6 tuổi cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng.
Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ. Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.
Trẻ 4 tối ngủ hay giật mình – Liệu con có bị hội chứng rối loạn giấc ngủ?
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở mức độ thường hoặc nghiêm trọng có thể được xác định dựa trên một trong những tiêu chuẩn sau:
– Trẻ phải mất ít nhất 45 phút mới ngủ được trong ít nhất 3 đêm/tuần.
– Con thức dậy ít nhất một lần trong đêm, mỗi lần ít nhất 30 phút trong ít nhất 3 đêm/tuần.
– Trẻ thức dậy ít nhất 3 lần trong một đêm, ít nhất 3 đêm/tuần.
– Tình trạng giật mình khi ngủ diễn ra với mức độ thường xuyên và ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Đối với trẻ em trong độ tuổi lên 4-6 thì 3 kiểu ngủ nói trên chính là dấu hiệu rõ ràng của việc con đang gặp vấn đề với giấc ngủ.
Trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình – Dấu hiệu trẻ đang gặp khó khăn về vấn đề tâm lý và thể chất?
Bé ngủ không ngon giấc và hay giật mình, ngoài vấn đề về rối loạn giấc ngủ thì một số nguyên do tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trong đó có thể kể đến như:
Trẻ sợ hãi
Những nỗi sợ? ( Sợ ma, sợ quái vật, sợ những nhân vật trong phim hoạt hình…) Điều này cũng đơn giản và dễ hiểu, đó là tâm lý phổ biến chung của con trẻ. Ba mẹ đừng làm toáng lên quát tháo con vì những nhân vật này không có thật.
Hãy tôn trọng chứ đừng gạt đi nỗi sợ của con và tìm cách để giúp con thấy yên tâm và an toàn hơn. Chẳng hạn như tìm cách xoa lưng cho con, trấn an vỗ về con và xua đuổi ma quỷ hay chia sẻ kinh nghiệm cá nhân tâm sự với con thời thơ ấu cha( mẹ) cũng từng như thế và cha( mẹ) đã vượt qua thế nào.
Bé được ra ngủ riêng
Với một số bé ở tuổi này, việc chuyển từ ngủ cùng phòng với bố mẹ sang ngủ phòng riêng không phải là đơn giản. Nếu vậy bạn thử nằm cạnh con cho đến khi bé ngủ, tuy nhiên việc này có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Hoặc bạn cứ một lúc lại ghé qua kiểm tra con cho đến khi bé ngủ, trong khoảng vài tuần.
Nếu con tỉnh giấc giữa đêm và đi sang giường bạn, hãy bình tĩnh và yên lặng dẫn con về giường của bé, giải thích cho bé hiểu và có thể để chút đèn ngủ cho bé yên tâm hơn.
Trẻ có thể cần bổ sung một số chất cần thiết
Trẻ thiếu hụt vitaminD và canxi (hay gặp ở trẻ còn bú và những trẻ đang phát triển hệ cơ, xương), thiếu các vi chất (kẽm, magie), trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên (viêm VA mũi mạn tính) làm trẻ ngạt mũi…
Những bí quyết hiệu quả giúp bé ngủ ngon giấc hơn trong độ tuổi mẫu giáo
Khác với trẻ nhỏ, các bé tuổi mẫu giáo không dề chìm vào giấc ngủ ngay khi lên giường. Các chuyên gia trẻ em Nhật Bản khuyên ba mẹ nên dành một khoảng thời gian tĩnh với trẻ trước khi con chính thức đi ngủ.
Trong lúc này, ba mẹ có thể trò chuyện với trẻ, cùng nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách, truyện cho con. Đây được xem là hoạt động giúp trẻ chuyển từ trạng thái “động” (chơi đùa, chạy nhạy, …) sang trạng thái “tĩnh” (ngủ) mà không khiến trẻ phản kháng.
Đối với những bé hay bị giật mình, cha mẹ có thể đặt con nằm nghiêng, ôm một chiếc gối hoặc thú nhồi bông. Khi đặt bé ở tư thế nằm ngửa, bạn có thể để 2 chân gác lên một chiếc gối. Bằng cách này, bé sẽ có cảm giác an toàn như có mẹ nằm cạnh và đỡ giật mình hơn.
Ngoài ra, nếu trẻ có dấu hiệu thiếu canxi như đổ mồ hôi trộm nhiều, hay giật mình trong lúc ngủ, bé chậm tăng cân, … thì ba mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên hợp lý, nhằm giúp trẻ cải thiện vấn đề này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!