Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không? Viêm tuyến sữa là gì, nguyên nhân do đâu, dấu hiệu như thế nào và điều trị ra sao hiệu quả nhất? Đó là những câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của đông đảo các bà mẹ bỉm sữa. Và dưới đây là những giải đáp từ các chuyên gia. Cùng tìm hiểu để rõ hơn về vấn đề này nhé!
Viêm tuyến sữa là gì?
Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú, đây là tình trạng các mô vú bị sưng phù, nhiễm trùng, tắc tia sữa. Thông thường, vấn đề này hay gặp ở những phụ nữ cho con bú trong 6 tháng đầu sau khi sinh và càng về sau càng giảm dần.
Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?
Nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa chủ yếu do chị em cho con bú sai kỹ thuật. Dẫn đến sữa bị tắc trong vú và sữa chảy ngược vào trong gây viêm. Hoặc do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đầu núm vú bị nứt, tổn thương lúc em bé bú khiến tuyến sữa viêm. Viêm tuyến sữa cũng có thể do nặn sữa sai cách và vệ sinh vú kém, làm sữa ứ đọng.
Viêm tuyến sữa có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, vì bệnh nặng và lâu ngày dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết. Thậm chí tử vong khi không được điều trị đúng cách và kịp thời. Do đó, các bà mẹ bỉm sữa không được chủ quan.
Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang bị viêm tuyến sữa?
Khi bị viêm tuyến sữa, chị em sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Vú đau nhức, khó chịu và có cảm giác ấm nóng nếu chạm vào.
- Vú bị sưng, ngứa ngáy.
- Cảm giác đau hoặc nóng rát liên lục trong quá trình cho con bú.
- Có hạch hoặc khối cứng ở ngực.
- Đỏ da, có vết hình nêm (hình chữ V).
- Sữa tiết ra không thông suốt.
- Tuyến sữa rỉ mủ.
- Cơ thể đột nhiên đau nhức, uể oải, mệt mỏi.
- Bị sốt từ 38 – 39 độ và sợ lạnh.
- Người bị viêm tuyến sữa miệng hay khát muốn uống nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
- Viêm tuyến sữa thường xảy ra ở một bên vú, ít gặp phải cả 2 bên.
Trường hợp đang cho con bú mà thấy các triệu chứng viêm tuyến sữa như trên. Chúng ta cần đến bệnh viện, cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ thăm khám và có định hướng xử lý, can thiệp kịp thời.
Khi bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay dừng lại?
Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú? Đa phần khi bị viêm tuyến sữa chúng ta thường nghĩ việc tiếp tục để bé bú sẽ khiến tình trạng này nặng nề thêm và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con, phải đợi hết mới cho bú tiếp. Nhưng thực tế đây lại là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Bị viêm tuyến sữa vẫn cho con bú để hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng
Bị viêm tuyến sữa vẫn nên cho con bú
Các nghiên cứu đã chỉ ra câu trả lời, bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú là có. Bởi việc cho con bú sẽ hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Đặc biệt dịch tiêu hóa trong cơ thể có thể tiêu diệt vi khuẩn, nên vẫn an toàn cho trẻ. Đồng thời, tiếp tục để bé bú còn cung cấp đều đặn chất dinh dưỡng, giúp con khỏe mạnh và phát triển đầy đủ.
Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý làm sạch vú trước – sau khi cho con bú bằng vải thấm nước ấm khoảng 15 phút, vừa giúp giữ vệ sinh, lại kích thích sữa dễ ra hơn. Mỗi khi cho bú phải để bé bú bên bị viêm trước, hết sạch rồi mới đổi sang bên kia. Cảm thấy sữa quá nhiều mà con lại bú ít, mẹ hãy vắt hoặc dùng máy hút cạn lượng sữa đúng cách, lần sau cho con bú bình thường. Nếu bên ngực bị viêm tuyến sữa quá đau, việc bé bú làm mẹ không chịu nổi. Lúc này, bạn có thể bên kia hoặc hút, vắt và lúc sữa đã ra đều thì cho bú lại bên bị viêm.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú rồi đúng không.
Điều trị viêm tuyến sữa bằng cách nào hiệu quả nhanh nhất?
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị viêm tuyến sữa hiệu quả nhất. Với trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ kê toa thuốc (thuốc kháng sinh và Paracetamol). Nếu viêm tuyến sữa áp xe mức độ nặng thường chỉ định tiểu phẫu, thực hiện chích rạch một đường rạch nhỏ ở vú để dẫn lưu áp-xe vú.
Với trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị viêm tuyến sữa
Bị viêm tuyến sữa, chúng ta chỉ nên làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua uống thuốc, ngưng hoặc đổi thuốc khác.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chính vì vậy nhằm tránh mắc phải viêm tuyến sữa, chị em cần day bầu sữa giúp thông tia sữa ngay sau sinh. Đừng quên vệ sinh vú sạch sẽ, không để trẻ ngậm đầu vú ngủ, mặc áo ngực cotton rộng, thoáng. Ngoài ra, đảm bảo tay sạch mới chạm vào vú và dùng miếng bảo vệ đầu vú nếu thấy có hiện tượng nứt, tổn thương.
Trên đây là những giải đáp về việc bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không? Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ và tích lũy thêm vốn kinh nghiệm cho mình khi đang hoặc chuẩn bị làm mẹ. Chúc bạn sức khỏe và thành công!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!