Bị viêm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mặc dù viêm âm đạo có thể xem là bệnh lành tính và không ảnh hưởng đến mạng sống nhưng gây khó chịu trong cuộc sống. Đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai. Họ sẽ vừa không thoải mái, vừa mang tâm lý lo sợ không biết có ảnh hưởng con trong bụng không.
Viêm âm đạo là gì?
Đây là căn bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ mà chị em hay bị. Ở phụ nữ mang thai, tỷ lệ là 10% và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Hầu hết các chị em bị viêm âm đạo do nấm. Loại nấm này có tên là Candida. Vì thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất glycogen và nồng độ estrogen cao, nên mẹ bầu có thể bị viêm âm đạo bất cứ khi nào trong thai kỳ.
Biểu hiện của viêm âm đạo:
- Vùng kín ngứa nhiều.
- Khí hư ra nhiều hơn bình thường.
- Và khí hư màu bột trắng hoặc giống như vảy trắng bám trên quần lót.
- Có mùi hôi rất khó chịu khi khí hư tiết ra.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
Âm đạo bị viêm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi gián tiếp và trực tiếp. Những ảnh hưởng đó là:
- Gây hại cho người mẹ, khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng em bé hoặc yêu cầu sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
- Kích thích chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai.
- Các bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan, giang mai, herpes và HIV, có thể lây nhiễm cho thai nhi.
- Chlamydia- một loại vi khuẩn gây viêm âm đạo – có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.
- Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non, và trong quá trình thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.
- Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.
Vậy đặt thuốc viêm âm đạo do bị viêm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cách điều trị viêm âm đạo thường là đặt thuốc. Theo các chuyên gia, thuốc viên âm đạo sau khi được đưa vào sẽ tan và có tác dụng tại chỗ. Do đó chỉ tác động đến vùng âm đạo mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Đừng lo ngại hay lo lắng, hay nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kê toa và tiến hành điều trị nhé. Tuyệt đối không được tự tiện đến nhà thuốc mua và đặt. Hoặc cho dù đã bị trước đó và biết dùng loại thuốc nào, thì bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Vì thuốc đặt là phải có liều sử dụng chính xác, không thể tự tiện dùng bao nhiêu ngày cũng được.
Ngoài đặt thuốc, thai phụ có thể kết hợp thêm những các sau không ảnh hưởng đến thai nhi mà bệnh cũng nhanh hết:
- Không nên cố gắng chịu đựng sự ngứa vùng kín vì nghĩ rằng dùng thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
- Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, rộng rãi và thoáng mát.
- Khuyến khích hạn chế quan hệ tình dục. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Dùng những chất rửa vùng kín lành tính. Không dùng dung dịch hay xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
- Ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn.
- Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có thể hãy ủi quần lót sạch bằng bàn ủi nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
- Hạn chế ăn đường, đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo.
Âm đạo bị viêm có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vì thế, mẹ nên đừng cố gắng chịu ngứa vì sợ đi bác sĩ cho dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến con nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!