Bị lên máu sản hậu là gì là mối quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ dù là trong giai đoạn mang thai hay trước và sau khi sinh. Mẹ bầu và cả sản phụ đều có thể trạng yếu, vì thế nên có sự chuẩn bị kỹ càng các kiến thức và tinh thần tốt, đặc biệt là đối với các bệnh sau khi có em bé. Lên máu hậu sản mặc dù là một thuật ngữ phổ biến, nhưng chắc hẳn nhiều mẹ trẻ vẫn chưa nắm bắt được một cách rõ ràng.
Lên máu sản hậu không phải tình trạng hiếm gặp
Bị lên máu sản hậu là gì?
Nếu các mẹ sau khi sinh hơn 12 tuần mà huyết áp vẫn chưa trở lại bình thường thì được xác định là cao huyết áp, hay có thể gọi là lên máu sản hậu. Vậy lên máu sản hậu là tình trạng huyết áp của mẹ sau sinh bị ảnh hưởng (còn gọi là cao huyết áp sau sinh).
Đại đa số tăng huyết áp là vô căn cứ và không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Biến chứng của bệnh lên máu sản hậu nếu không được phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả tốt rất có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: dày thất trái, giãn thất phải, suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, bệnh lý về võng mạc, suy thận, tiểu đạm, bệnh lý mạch máu ngoại biên,…
Huyết áp cao hay thấp rất quan trọng trong giai đoạn mang thai và khi lâm bồn
Các loại bệnh sản hậu phổ biến
Bên cạnh lo lắng bị lên máu sản hậu là gì, các mẹ bầu cũng nên trang bị kiến thức về các bệnh trong giai đoạn hậu sản hay còn gọi là ở cữ, một trong những giai đoạn cơ thể người mẹ yếu nhất. Bệnh sản hậu là chuỗi bệnh lý hoặc các vấn đề về sức khỏe, tinh thần mà bạn có thể gặp phải trong thời gian ngắn sau khi sinh con.
Một số loại bệnh phổ biến bao gồm:
Chảy máu sau sinh do đờ tử cung
Bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi tử cung không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, tử cung mềm nhão, ấn vào tử cung máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa.
Tiền sản giật và sản giật sau sinh
Là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong bà mẹ trên toàn cầu. Phần lớn các trường hợp sản giật xảy ra trong những ngày đầu sau sinh.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh (sót nhau, đỡ đẻ không vô khuẩn, vệ sinh âm đạo sau sinh kém…).
Đau đầu, nặng đầu, chân tay tê mỏi, cứng và đau cơ
Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, triệu chứng có thể giảm nhẹ.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh sản hậu
Có cực kỳ nhiều loại bệnh sản hậu, phụ nữ nên có sự chuẩn bị kỹ càng
- Khi mang thai và sinh con người phụ nữ thường rất vất vả, khổ cực khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng không hấp thu được dinh dưỡng
- Kiệt sức do sinh con cũng là nguyên nhân khiến một số mẹ bị sản hậu mòn
- Thể trạng yếu nên nhiều mẹ ít vận động, hoặc phải làm việc quá sức nên không có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, dẫn đến cơ thể bị suy nhược
- Sau sinh mẹ chăm con nên thiếu ngủ
- Cho con bú thì mẹ cần nguồn dinh dưỡng cao gấp đôi so với bình thường nhưng do không ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều dẫn đến thiếu cân, gầy yếu
- Việc quan hệ gần gũi của vợ chồng quá sớm kể từ ngày sinh cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ. Bác sĩ khuyến cáo mẹ sau sinh thường không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh
Làm gì để tránh lên máu sản hậu cũng như các loại bệnh sản hậu khác?
- Những giờ đầu ngay khi sinh rất quan trọng, cần theo dõi tình trạng của mẹ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường có thể xảy ra
- Chế độ ăn dành cho mẹ phải tăng cường nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và đủ sữa cho con bú. Không nhất thiết phải kiêng khem quá mức, chỉ cần hạn chế đồ cay nóng; thức ăn lạnh; đồ tái sống
- Không được tắm bằng nước lạnh, ngâm quá lâu trong bồn tắm. Tốt nhất là lau người bằng nước ấm hoặc tắm bằng cách dội nước ấm nhanh
- Nên tránh quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hậu sản để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ
Hy vọng với những kiến thức này các mẹ sẽ biết rõ được bị lên máu sản hậu là gì và cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sau sinh đúng để tránh gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!