Bị cúm khi mang thai tuần đầu, bị cúm trong 2 tuần đầu mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp, nhất là những mẹ bầu có sức đề kháng yếu và khi thời tiết Việt Nam thay đổi thất thường như hiện nay. Bị cúm khi mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi, thậm chí khi mẹ sốt cao còn có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non,…
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Triệu chứng bị cúm ở bà bầu
- Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?
- Bị cúm khi mang thai tuần đầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bị cúm khi mang thai có uống thuốc được không?
- Điều trị bệnh cảm cúm khi mang thai như thế nào?
- Phương pháp phòng tránh cảm cúm cho thai phụ
Triệu chứng bị cúm ở bà bầu
Các triệu chứng cúm thường kéo dài từ 1 – 2 tuần và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị. Vì vậy, ngay khi nhận biếcác triệu chứng này, mẹ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng xấu tới thai kỳ.
Sau đây là một số triệu chứng phổ biến giúp mẹ nhận biết bệnh cúm:
- Ho khan
- Sốt từ vừa phải đến sốt cao
- Viêm họng
- Người ớn lạnh
- Đau cơ, người mệt mỏi, rã rời
- Đau đầu
- Nghẹt mũi, sổ mũi
Có thể bạn chưa biết:
Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?
Cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi về nội tiết tố khi mang thai nên hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm hơn so với người bình thường. Vì vậy khi bị cúm, mẹ bầu thường bị nặng hơn và thời gian bệnh cũng kéo dài hơn bình thường.
Bệnh cúm tiến triển nặng rất dễ khiến mẹ bị viêm phổi, điều này khá nguy hiểm vì bà bầu thường có nhu cầu oxy lớn hơn người bình thường.
Bị cúm khi mang thai tuần đầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Theo các chuyên gia bác sĩ, cúm là bệnh khó tránh khỏi với mẹ bầu khi mang thai, tuy nhiên chúng lại khá nguy hiểm. Vậy nên mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Virus cúm có thể gây nên một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như:
- Dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khuyết tật trên cơ thể,…
- Não bộ của thai nhi bị ảnh hưởng, rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ có thể xảy ra
- Sảy thai, thai chết lưu
- Sinh non
Cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng vô cùng nguy hiểm cho thai nhi vì trong giai đoạn này em bé mới đang bắt đầu hình thành và phát triển dần dần các bộ phận của cơ thể. Lúc này thai nhi đáp ứng kém với sự tăng thân nhiệt của người mẹ.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng vì cúm có nhiều thể gây bệnh khác nhau và không phải cứ bị cúm khi mang thai tuần đầu hay bị cảm cúm khi thai chưa vào tử cung đều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Cách tốt nhất là khi có dấu hiệu bị cúm, mẹ nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn điều trị phương pháp tốt nhất.
Bị cúm khi mang thai có uống thuốc được không?
Trong thời gian mang thai, mẹ có thể uống thuốc trị cúm được. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng giữa mặt lợi và hại mà thuốc có thể gây ra cho thai phụ. Một số loại thuốc trị cúm có thể khiến thai phụ bị sảy thai, thai bị dị tật, ngộ độc thai nhi,…
Vì vậy trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé. Trong trường hợp lỡ tự ý dùng thuốc trị cúm mà không hỏi ý kiến bác sĩ, mẹ cần dừng uống ngay và mang vỏ thuốc đến hỏi bác sĩ xem thuốc đó có an toàn hay không. Nhớ nêu rõ liều lượng và thời gian đã uống để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để tìm hiểu kỹ càng về tác hại của loại thuốc mẹ đã dùng để có cách xử trí phù hợp.
Điều trị bệnh cảm cúm khi mang thai như thế nào?
Trong những trường hợp bệnh nhẹ, mẹ có thể không cần dùng thuốc mà có thể áp dụng các cách sau để bệnh tự khỏi:
1. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi
Dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% rất rẻ và mẹ có thể mua ở bất kỳ nhà thuốc nào. Khi bị nghẹt mũi, sổ mũi, mẹ có thể vệ sinh mũi bằng dung dịch này để kháng khuẩn, kháng viêm, phòng chống nhiễm trùng.
Mẹ đã biết chưa?
2. Trị cảm cúm với những món ăn quen thuộc
- Hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong
- Súp gà
- Cháo hành & tía tô
- Canh rong biển
- Bò xào hoặc hầm
- Trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, đu đủ,…
- Rau xanh
3. Một số biện pháp khác
- Nghỉ ngơi
- Tắm nước ấm
- Chườm ấm trán để hạ sốt
- Súc miệng, khọt miệng bằng nước muối
Phương pháp phòng tránh cảm cúm cho thai phụ
Dân gian ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên phòng tránh bệnh cảm cúm ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ. Sau đây là những cách giúp mẹ bầu phòng cúm:
- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm, tốt nhất nên hạn chế đến nơi đông người
- Không ở gần môi trường bị ô nhiễm
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây giàu vitamin C
- Uống nhiều nước để thải độc tố
- Hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường
- Giữ ấm cho cơ thể, không ngồi trong phòng máy lạnh có nhiệt độ quá thấp, ra gió cần che chắn kỹ lưỡng
- Tiêm phòng cảm cúm cho bà bầu: là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị cảm cúm. Việc tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Việc chủng phòng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ 3 tháng đầu thai kỳ đến khi sinh.
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng bà bầu bị cúm khi mang thai tuần đầu. Mẹ nên nhớ khi có dấu hiệu của cảm cúm, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý uống thuốc tại nhà để không gây nguy hiểm cho thai nhi mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!