Bệnh nháy mắt ở trẻ em có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây rối loạn tạm thời về mắt, hiện tượng khô mắt, hội chứng Transient Tic, hội chứng tăng động, hội chứng Tourette hay thị lực kém. Vậy cùng tìm hiểu xem con bạn có thể đang mắc bệnh lý nào và cách điều trị ra sao.
Bệnh nháy mắt ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường
Khi mẹ quan sát và nhận thấy con nháy mắt không phải do con muốn vậy. Nguyên nhân có thể từ yếu tố khách quan mắt tự nháy thì có thể con đã mắc một số bệnh như:
1. Bé bị rối loạn tạm thời về mắt
Tật này gặp phổ biến ở trẻ đang theo học mẫu giáo. Trẻ có biểu hiện bình thường và thỉnh thoảng nháy mắt liên tục hoặc khi ho mắt bé cũng nháy. Nếu bé vui hay căng thẳng mệt mỏi thì mắt nháy càng nhiều. Nhưng các mẹ không cần lo lắng và điều trị mà bệnh nháy mắt ở trẻ em trong trường hợp này sẽ tự hết sau khi con lớn thêm từ 2 – 3 tuổi.
Bé nháy mắt có thể do bị rối loạn tạm thời về mắt
2. Hội chứng tăng động
Bệnh nháy mắt ở trẻ em có thể là hội chứng tăng động nếu đi kèm một số dấu hiệu như khịt mũi, khạc khan, nháy cơ mặt, không yên một chỗ, tay chân lúc nào cũng ngọ nguậy. Mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị.
3. Khô mắt
Phần lớn các trẻ nháy mắt là do bị khô mắt. Bởi khi mắt bé bị khô sẽ cảm thấy luôn ngứa ngáy, khó chịu và nháy mắt sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Lúc này, mẹ cần đưa con đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được điều trị triệt để.
Bé nháy mắt có thể do bệnh lý khô mắt
4. Hội chứng Transient Tic
Bé có thể đang mắc hội chứng Transient Tic nếu mẹ thấy con nháy mắt liên tục. Tuy nhiên, theo các bác sĩ hội chứng này cũng không đáng lo ngại. Nguyên nhân là do hệ thần kinh của trẻ đang phát triển khi cố gắng tiếp cận với quá nhiều thông tin. Theo đó, cơ thể bọ rối loạn nhẹ và làm cho cơ mặt tăng nên trẻ bị nháy mắt.
6. Hội chứng Tourette
Đây là hội chứng khi trẻ bị rối loạn thần kinh. Bệnh này cũng không đáng lo ngại vì chúng sẽ mất dần khi con trưởng thành. Theo các bác sĩ, bệnh này chưa có thuốc điều trị mà chỉ có thể ức chế bệnh.
7. Dị ứng, thị lực kém
Một nguy cơ của bệnh nháy mắt ở trẻ em mà bố mẹ không nên xem nhẹ là gặp vấn đề về dị ứng hay thị lực của trẻ kém, thiếu vitamin A.
Mẹ phải làm gì khi con bị bệnh nháy mắt ở trẻ em?
Nếu mẹ thấy con có biểu hiện của bệnh nháy mắt thì nên đưa con đi khám tại phòng khám mắt chuyên khoa, uy tín. Đó là biểu hiện của bệnh lý. Nếu bệnh do tâm lý của con thì mẹ phải làm gì? Mẹ cần tìm ra nguyên nhân con nháy mắt liên tục để có biện pháp can thiệp tâm lý kịp thời giúp con nhanh khỏi bệnh.
Theo các bác sĩ nhãn khoa, bệnh nháy mắt ở trẻ em không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhưng chúng gây tác động xấu tới tâm lý khiến trẻ mặc cảm, tự ti và có thể bị tật. Vì vậy, các mẹ cần phải điều trị bệnh nháy mắt càng sớm càng tốt cho con.
Mẹ cần đưa con đến phòng khám mắt để được điều trị nhanh chóng
Với trẻ em nháy mắt do khô mắt thì mẹ cần bổ sung vitamin, dưỡng chất cho con. Mẹ cũng cần bảo vệ đôi mắt cho con khi đi ra ngoài bằng cách đeo kính, không xem quá nhiều tivi, điện thoại, đọc truyện tranh…
Nếu trẻ nhà bạn đang đi học tiểu học thì nên hướng dẫn con ngồi đúng chuẩn để tránh mỏi mắt, đau mắt, cận thị, vẹo xương sống…
Gợi ý một số bài tập giúp con khắc phục được tật nháy mắt
- Cho con luyện tập các bài tập yoga mắt là tạo ra trò chơi hay bài tập nhìn vào 1 điểm.
- Mẹ cũng có thể cho con ngồi thiền để tăng khả năng tập trung cho con. Mỗi ngày có thể quy định cho con ngồi thiền bao nhiều phút.
- Đeo kính mắt cho con khi ra ngoài cũng là cách bảo vệ đôi mắt được an toàn.
- Hạn chế cho con xem điện thoại, tivi, ipad… và quy định chỉ được xem một khoảng thời gian nhất định.
Bệnh nháy mắt ở trẻ em không quá nghiêm trọng nếu mẹ phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời. Bởi nếu mẹ để lâu có nhiều bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!