Bệnh nấm da là một bệnh khá phổ biến trong mùa mưa, nhất là ở những nơi hay xảy ra mưa lũ, ngập úng ở nước ta. Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… Chúng theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Nội dung bài viết:
- Bệnh nấm da là tình trạng gì?
- Các loại bệnh nấm da thường gặp
- Phòng tránh và cách điều trị
Bệnh nấm da là gì?
Bệnh nấm da là tình trạng nhiễm nấm trên các vùng của cơ thể. Nguyên nhân là do vi nấm trichophyton, epidermophyton hay candida gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những người thường xuyên phải ngâm chân lâu trong nước hay lội bùn.
Xem thêm
Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và cách điều trị dứt điểm
Em bé bị chàm sữa bôi thuốc gì để hết tình trạng bệnh ngoài da này?
Nấm da là tình trạng nhiễm nấm trên một số vùng da tay, chân
Da các kẽ ngón chân bị ẩm ướt, nứt và trắng mủn. Dịch tiết từ chỗ nứt da có mùi hôi và bệnh nhân có thể gãi nhiều do ngứa, gây tình trạng bội nhiễm thêm vi trùng.
Bệnh nấm da là một bệnh ngoài da hay gặp. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 27.3%. Bệnh nấm da có lây không? Có nhiều cách lây truyền phổ biến như: nhiễm từ bào tử nấm có trong không khí và môi trường xung quanh, súc vật bị bệnh lây cho người, người bệnh lây sang người lành… Nếu trong nhà có người bị nhiễm nấm thì người thân có nguy cơ bị nấm da rất cao nếu không chú ý vệ sinh, dùng chung đồ, nằm chung giường.
Nước ta ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển. Thường gặp nhất là nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ… Mặc dù các bệnh nấm da thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng khó điều trị dứt điểm, tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Các loại bệnh nấm da chị em thường gặp ở vùng mưa, lũ lụt
Bệnh nấm kẽ
Nấm kẽ gây ra bởi hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans mà dân gian còn gọi là viêm kẽ hay nước ăn chân. Bệnh có triệu chứng ngứa ở kẽ ngón chân, đặc biệt kẽ ngon 3-4 sít nhau. Ban đầu bợt trắng, hơi bong vảy, nổi mụn nước, có khi viêm tẩy do nhiễm khuẩn thứ phát. Sau đó bệnh sẽ lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, kẽ các ngón khác.
Nấm kẽ là một dạng phổ biến của nấm da
Bệnh viêm kẽ
Nguyên nhân của bệnh là do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum phát triển và gây bệnh viêm kẽ.Vị trí dễ bị viêm là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu.
Xem thêm
Bệnh viêm da ở trẻ em phải điều trị và chăm sóc như thế nào?
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em và cách phòng tránh để bảo vệ bé yêu
Viêm nang lông
Viêm nang lông có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công. Nang lông bị viêm sẽ sưng đỏ, ngứa và có thể tạo mụn mủ. Thiếu nước sạch để tắm gội là nguyên nhân vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày.
Bệnh ghẻ
Đây là bệnh da gây ra bởi một loại ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng da non và ngứa rất nhiều về đêm. Sự dao động thất thường của nhiệt độ và độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.
Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Cách phòng tránh và chữa trị bệnh nấm da dành cho chị em
Bệnh ngoài da có thể lây trực tiếp hay gián tiếp, trong đó trực tiếp là chủ yếu, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, vấn đề vệ sinh cá nhân và ý thức phòng bệnh rất quan trọng:
Vệ sinh cá nhân rất quan trọng giúp phòng ngừa nấm da
- Giữ vệ sinh cá nhân tắm bằng nước sạch, rửa, kỳ cọ tay chân thật sạch. Chú ý các móng tay, móng chân, các kẽ ngón tay, chân và các nếp gấp da (cổ , nách, bẹn, khuỷu tay, nhượng chân…).
- Thường xuyên thay tất, hong khô giày nếu bị nước thấm vào vì nếu không rất dễ bị nấm kẽ.
- Khi da bị trầy xước thì phải rửa sạch bằng xà phòng và giữ cho vùng vết thương được khô ráo. Chị em có thể thoa các thuốc sát khuẩn như: xanh methylen (milian), polyvidone iodine 10%…
- Để đề phòng “nước ăn chân”, cần giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân. Sau khi lội nước về phải rửa chân kỹ bằng nước sạch – đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, hong khô.
- Khi thấy các kẽ ngón chân chớm bị ngứa, đỏ, nhớ không gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm xước chỗ ngứa gây nhiễm khuẩn càng khó chữa.
- Không dùng xà bông khi các kẽ ngón chân đã bị tổn thương.
Khi bị nấm da nên có chế độ ăn uống thế nào?
- Bị nấm da không nên ăn gì? Người bị bệnh về da nên hạn chế thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả nhiều đường, mứt… do thành phần màng sinh học từ vi nấm được cấu thành từ thành phần chính là đường glucose. Ăn thực phẩm nhiều đường khi có nấm ký sinh sẽ gây ngứa ngáy khó chịu.
- Tránh thực phẩm có thành phần gluten như các loại hạt, thực phẩm giàu tinh bột gồm lúa mạch, yến mạch, lúa mì…
- Hạn chế thịt, hải sản do dễ gây dị ứng, ngứa ngáy càng làm nấm da có điều kiện lan rộng
- Không nên ăn chế phẩm từ sữa, đồ lên men
- Kiêng rượu bia, nước giải khát có gas, soda, nước uống giàu năng lượng, chất kích thích, thuốc lá, caffein…
Kết
Mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng các bệnh nấm da thường tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong điều trị. Ngoài ra, những lần mắc bệnh nấm da sau thường sẽ nặng, kéo dài và khó dứt hơn. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng bất thường trên da, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh nấm da và cách điều trị. Bạn không nên tự mua thuốc điều trị nấm vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!