Ba mẹ đã biết 3 loại bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em và cách phòng tránh để đảm bảo sức khỏe cho bé chưa? Giao mùa là thời điểm khiến các bậc phụ huynh “ám ảnh” vì bé dễ bệnh vặt. Xem ngay để biết và phòng tránh kịp thời nhé!
Tại sao lại có bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em?
Thời điểm giao mùa có đặc trưng là độ ẩm trong không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột lúc tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn có hại trong không khí phát triển và xâm nhập vào cơ thể của bé gây ra các loại bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em.
Bé còn quá nhỏ sẽ không thể nào biết cách phòng tránh bệnh cũng như tự bảo vệ sức khỏe của mình. Chính vì thế ba mẹ nào cũng cần nắm thật chắc kiến thức về bệnh cũng như cách phòng bệnh để bảo vệ bé nhé.
Tại sao trẻ em dễ mắc bệnh lúc giao mùa thu đông?
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn không? Chính là vì hệ miễn dịch của các bé còn rất non yếu, khó thích nghi với sự biến đổi “chóng mặt” của môi trường.
Đặc biệt, những gia đình càng “kỹ” thì bé lại càng khó thích nghi với thời tiết. Nếu bé được ba mẹ bảo vệ bằng cách sống trong môi trường luôn có điều hòa không khí, máy lọc bụi,… sẽ dễ bị sốc trước sự khắc nghiệt ở môi trường thực tế bên ngoài.
3 loại bệnh giao mùa thu đông thường gặp
Dù ba mẹ có bảo bọc đến mấy thì cũng không thể tránh khỏi việc bé mắc các bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em. Thay vì lo lắng hãy tìm hiểu thật kỹ kiến thức về bệnh, cách phòng tránh để sức khỏe con yêu luôn trong tầm kiểm soát của bạn.
Bên dưới là 3 loại bệnh bé nào cũng gặp, hãy tham khảo ngay để không bỡ ngỡ nếu bé nhà bạn chẳng may mắc phải nhé!
Bệnh cảm cúm
Nếu có bảng xếp hạng những loại bệnh dễ mắc nhất ở trẻ em vào thời điểm giao mùa chắc chắn cảm cúm sẽ đứng đầu danh sách với tần suất xuất hiện dày đặc.
Biểu hiện của bệnh cảm cúm ở bé là: Nghẹt mũi, đau họng, ngứa họng, nghẹt mũi, ho, hắt xì liên tục, nóng sốt, nhức mỏi toàn thân. Các triệu chứng này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé rất mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học cũng như các sinh hoạt thường ngày của bé.
Cách phòng tránh bệnh cúm:
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,… kết hợp uống đủ nước để bé có sức đề kháng tốt hơn.
- Với bé trên 6 tháng tuổi ba mẹ có thể tham khảo các mũi tiêm phòng cúm được chích mỗi năm một lần.
- Không cho bé ăn kem lạnh, uống nước đá.
- Hạn chế để nhiệt độ trong nhà và bên ngoài chênh lệch quá lớn.
- Tránh đưa trẻ đến nơi đông người khi không cần thiết. Nếu ra ngoài hãy luôn đeo khẩu trang để giữ sức khỏe.
- Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ để giúp trẻ có sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
Sốt xuất huyết
Nguyên nhân của loại bệnh này là do muỗi truyền. Sốt xuất huyết khiến bé sốt cao lên đến 39 độ – 40 độ, có dấu xuất huyết dưới da, niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu. Đây là loại bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em khiến ba mẹ bất an nhất vì nếu không điều trị kịp thời dễ để lại hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan,…
Nếu phát hiện bé bệnh thì hãy lập tức đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp kịp thời. Tuyệt đối không tự ý hạ sốt cho bé bằng phương pháp dân gian hay tự mua thuốc về uống.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng để muỗi không thể sinh sống và phát triển trong chính ngôi nhà của bạn.
- Kiểm tra và loại bỏ hết những thùng tích nước không cần thiết hoặc lâu ngày không dùng tới để muỗi không thể sinh sôi.
- Cho bé mặc áo dài tay, ngủ mùng.
- Không cho bé chơi ở những nơi ẩm thấp, rậm rạp. Nếu vẫn muốn bé được chơi thì hãy bôi kem chống muỗi lên vùng da hở cho bé.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là loại bệnh khiến ba mẹ “ám ảnh” nhất vì để lại những dấu phát ban, mụn nước khó chịu gây đau đớn, mệt mỏi cho con. Thủy đậu do virus có tên Varicella Zoster (VZV) gây ra. Virus VZV bùng phát mạnh mẽ vào thời tiết giao mùa, dễ xảy ra với trẻ em hơn là người lớn.
Cách phòng bệnh thủy đậu:
Vì bệnh thủy đậu thật sự rất khó chịu nên ba mẹ hãy tìm biện pháp tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất để giúp bé tránh bệnh này càng xa càng tốt. Tiêm phòng bệnh thủy đậu chính là giải pháp cho chuyện này.
- Bé từ 12-18 tháng tuổi cần được tiêm mũi đầu tiên
- Từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi mà vẫn chưa bị thủy đậu cũng nên tiêm 1 lần để nhắc lại
- Trẻ em trên 13 tuổi vẫn chưa mắc cũng cần tiêm nhắc lại để đảm bảo sẽ không bị thủy đậu.
Kết luận
Thật ra phòng bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em không hề khó đúng không nào? theAsianparent mong rằng thay vì để trẻ mắc bệnh rồi mới lo tìm cách chữa bệnh thì chúng ta – những bậc phụ huynh hiện đại hãy học cách phòng bệnh ngay hôm nay để bé yêu luôn được khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!