Bệnh thủy đậu được xem là bệnh “quốc dân” vì gần như ai cũng trải qua trong đời. Nếu thủy đậu ở trẻ em được phát hiện sớm, bố mẹ sẽ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster Virus gây ra. Thông thường, bệnh thủy đậu sẽ xảy ra vào tháng 3, tháng 4. Khi thời tiết bắt đầu nắng nóng, bệnh thủy đậu sẽ bước vào cao điểm.
Bệnh cháy rạ, phỏng rạ, phỏng dạ là tên khác của bệnh thủy đậu.
Đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu đa số là trẻ em dưới 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở người lớn thấp hơn. Thông thường, trên 90% số đối tượng chưa tiêm phòng vaccine có khả năng mắc bệnh.
Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào?
Đường hô hấp – không khí là con đường lây lan chủ yếu của virus gây bệnh thủy đậu. Nếu vô tình hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi người bệnh thủy đậu ho, hắt hơi, .., người khỏe mạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Ngoài ra, bệnh có thể lây qua dịch vỡ của nốt phỏng, vùng da bị tổn thương của người bệnh.
Bệnh thủy đậu cũng có thể lây từ mẹ sang con qua đường mang thai.
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bố mẹ có thể nhận biết bệnh qua từng giai đoạn phát triển của bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này được tính từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh. Trong 10 – 20 ngày đầu tiên này, trẻ sẽ không xuất hiện triệu chứng gì của bệnh.
Giai đoạn khởi phát
Trẻ bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và hay quấy khóc. Dấu hiệu đặc biệt ở giai đoạn này là hiện tượng phát ban đỏ. Những nốt ban thường có đường kính vài milimet.
Một số bé có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Biểu hiện của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này khá giống với cảm cúm thông thường.
Do đó, lúc này mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kịp thời xác định đúng bệnh và có cách chữa phù hợp.
Giai đoạn toàn phát
Lúc này trẻ sẽ sốt cao,đau đầu, đau cơ, chán ăn, thậm chí sẽ nôn mửa.
Ban đỏ sẽ dần đổi sang mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước này sẽ xuất hiện khắp người khiến trẻ rất khó chịu. Thậm chí, nếu trẻ bệnh nặng, trẻ có thể bị nhiễm vi trùng. Mụn nước sẽ phát triển to hơn, bên trong chứa mủ nên chuyển sang đục.
Giai đoạn hồi phục
Các mụn nước sẽ vỡ ra và trẻ sẽ dần hồi phục sau khoảng 7-10 ngày phát bệnh.
Khi các mụn nước khô bề mặt, da sẽ bong vảy nên dễ bị thâm. Bố mẹ nên dùng một số thuốc ngoài da để tránh tình trạng thâm sẹo để lại trên da trẻ.
Nguyên tắc trong điều trị thủy đậu ở trẻ em
Tránh vết thương nhiễm trùng
Rất nhiều bố mẹ kiêng nước, kiêng gió khi trẻ bị thủy đậu. Do đó, bố mẹ không tắm, ít lau người cho trẻ. Trên thực tế bố mẹ hoàn toàn có thể tắm cho trẻ, chỉ cần đảm bảo vết thương không nhiễm trùng. Khi vết thương nhiễm trùng, nguy cơ lây lan là rất cao. Sử dụng bao tay là một gợi ý khá hay để tránh tình trạng gãi vào làm vỡ mụn nước.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Thủy đậu ở trẻ em khiến trẻ rất khó chịu, ngứa ngáy cả người. Bố mẹ nên tạo cho trẻ cảm giác thoải mái nhất có thể, tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm. Lưu ý, đừng tắm trẻ quá lâu để tránh bị cảm lạnh.
Với trẻ bị thủy đậu trong miệng, bố mẹ cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ nhé!
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Trẻ bị bệnh nên cơ thể mất rất nhiều sức lực. Một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất là điều cần thiết cho cơ thể của trẻ lúc này. Bố mẹ cần đảm bảo:
- Bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Kiêng đồ nếp và đồ tanh. Những thức này sẽ làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn.
- Hạn chế trẻ ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
Chúc bố mẹ cùng trẻ sẽ vượt qua bệnh thủy đậu ở trẻ em thật tốt nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!