Thủy đậu ở trẻ sơ sinh được xem là bệnh “quốc dân” . Đã là “bệnh quốc dân” thì các mẹ nên tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị để bảo vệ bé tốt nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ bỉm cùng con vượt qua căn bệnh khó chịu này nhé!
Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?
Hàng năm, cứ đến thời điểm tháng 3, tháng 4, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện. Sau đó, dưới tác động của thời tiết nóng ẩm những yếu tố khác, bệnh thủy đậu dẫn đến cao điểm vào những ngày nắng nóng.
Bệnh thủy đậu còn có tên khác là bệnh cháy rạ, phỏng rạ, phỏng dạ.
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh thủy đậu thường hay gặp ở độ tuổi sơ sinh (từ lúc bé mới sinh đến khi bé 1 tuổi).
Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu?
Sức đề kháng yếu
Cơ thể trẻ sơ sinh rất non nớt, nhạy cảm. Sức đề kháng của các bé gần như không có. Do đó, các loại virus vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Virus thường thấy ở các bé sơ sinh là virus Varicella Zoster (VZV) – virus chính gây ra bệnh thủy đậu.
Mầm bệnh bẩm sinh
Bệnh thủy đậu có thể lây từ mẹ sang con. Nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ nhưng chưa trị dứt điểm, mầm bệnh sẽ lây truyền sang bé. Đến “thời điểm chín muồi”, mầm bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ, quá trình phát triển và sức khỏe của thai nhi sẽ có nhiều bất thường.
Trong trường hợp xấu nhất, thai nhi có thể bị dị dạng, dị tật tim,.. và có thể bị sảy thai.
Mầm bệnh do lây nhiễm
Thủy đậu chủ yếu bị lây qua đường hô hấp và tiếp xúc ngoài da. Trẻ sơ sinh tiếp xúc chủ yếu với mẹ. Do đó, nếu mẹ bị bệnh thủy đậu, bé sẽ dễ bị lây. Nếu mẹ nhận thấy mình có biểu hiện của thủy đậu, mẹ nên cách ly ngay với bé. Việc cần làm đầu tiên cần làm là ngừng cho con bú.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Phát ban
Phát ban đỏ, ngứa toàn thân là biểu hiện cơ bản đầu tiên của bệnh thủy đậu. Thông thường, ban sẽ xuất hiện trên mặt rồi lan xuống bụng và toàn thân.
Sau đó, những nốt ban này sẽ chuyển sang hình thành mụn nước. Một bé sơ sinh bị có khoảng 250-500 mụn nước như thế.
Sốt cao
Những ngày đầu mới nhiễm virus thủy đậu, bé sẽ thường sốt cao, khoảng 39-39,5 độ C. Nếu sốt cao quá, bé có thể dẫn đến co giật.
Dấu hiệu tương tự bệnh cúm
Bệnh thủy đậu cũng có những biểu hiện tương tự như bệnh cúm. Bé có thể ho nhẹ, thở khò khè, chảy nước mũi, chán bú. Khoảng 3 ngày sau khi bé có những triệu chứng này, cơ thể bé sẽ phát ban.
Cách chữa trị và phòng ngừa
Nếu mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời, bé sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
Điển hình là bé sẽ bị nhiễm trùng tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong, viêm não, viêm màng não, viêm phổi thủy đậu, viêm gan, viêm tai ngoài, bệnh zona thần kinh, ..
Mẹ nên làm gì nếu bé bị thủy đậu?
Đầu tiên, khi phát hiện bé bị thủy đậu, các mẹ nên theo dõi bé thật kĩ. Nếu bé bị nổi mụn nước, mẹ nên dẫn bé đến gặp bác sĩ ngay.
Sau đó, mẹ nên chuẩn bị các loại dụng cụ vệ sinh cá nhân an toàn cho bé. Để vệ sinh các mụn nước, bác sĩ khuyên rằng chỉ được bôi xanh Methylen. Mẹ đừng tham khảo nhiều nguồn mà dùng các loại thuốc khác như Tetraxiclin, mỡ Penixilin hay thuốc đỏ nhé. Mẹ có thể vệ sinh sạch sẽ cho bé với nước ấm hoặc dung dịch muối pha loãng để sát trùng.
Song song với các mụn nước, mẹ cũng cần chú ý vệ sinh mũi, họng 2-3 lần/ ngày cho trẻ.
Khi bé có dấu hiệu bớt bệnh, mẹ tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Đặc biệt, mẹ nên chú ý cho bé tránh gãi vào những chỗ bị mẩn đỏ để không bị xước da hay nhiễm khuẩn.
Khi bé dần dần hồi phục, mẹ nên kịp thời bổ sung dinh dưỡng để nâng cao đề kháng cho bé. Bổ sung khoáng chất có trong các loại rau củ quả sạch hoặc vitamin, ăn uống kết hợp giữ vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp bé chóng khỏe lại.
Lưu ý: khi sử dụng bất cứ loại thuốc đặc trị nào, bố mẹ cũng nên xin ý kiến từ bác sĩ để tránh tác hại xấu đến bé.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Tiêm phòng đầy đủ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đừng đợi đến khi bé bị bệnh, mẹ mới cuống lên tiêm phòng. Mẹ nên có kế hoạch phòng bệnh ngay trong thai kỳ. Trước khi mang thai 3-6 tháng, mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu. Điều này không chỉ giúp mẹ phòng bệnh mà cũng ngăn chặn khả năng mầm bệnh lây sang cho bé. Sau khi bé chào đời, kháng thể này lại được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Ít nhất trong năm đầu tiên, bé sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu.
Cách ly với bé nếu mẹ bị thủy đậu
Nếu mẹ đang trong giai đoạn cho con bú mà bị thủy đậu, mẹ nên ngừng ngay việc cho bé bú. Hạn chế tiếp xúc với bé là một điều khá khó khăn nhưng mẹ nên tuân theo để đảm bảo an toàn cho con. Tuy không cho bé bú, mẹ cũng nên vắt sữa thường xuyên để có thể duy trì lượng sữa sản xuất sau khi mẹ hết bệnh.
Chúc mẹ và bé có thể vượt qua bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh khó chịu này nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!