Bệnh còi xương ở trẻ em thường gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến dưới 3 tuổi. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh còi xương là do trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều. Bố mẹ hãy tìm hiểu những dấu hiệu trẻ bị còi xương trong bài viết để xem bé nhà mình có đang trong tình trạng còi xương không nhé!
- Bệnh còi xương ở trẻ em là gì?
- Làm sao để phát hiện trẻ bị còi xương?
- Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương ở trẻ em
Bệnh còi xương ở trẻ em là gì?
Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì? Theo các bác sĩ, tình trạng còi xương xuất hiện do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Đối với trẻ em, vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vitamin D có khả năng tan trong chất béo, chứa trong các thức ăn từ động vật như cá, gan, sữa và trứng…
Nguyên nhân của bệnh còi xương là do thiếu vitamin D
Công dụng của vitamin D là giúp tăng hấp thu canxi và phốt pho ở ruột. Ngoài ra, nó còn tăng khả năng tái hấp thu canxi ở thận, đồng thời tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng tưởng.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ chậm phát triển và những biểu hiện mà cha mẹ cần phải biết
Trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung bao nhiêu canxi là đủ để không bị còi xương, chậm lớn?
Các trường hợp thiếu vitamin D, ruột không thể hấp thu đủ canxi và phốt pho. Từ đó, canxi trong máu giảm và canxi trong xương được huy động để ổn định nồng đồ canxi trong máu. Đó là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ em. Các bé bị còi xương sẽ chậm lớn, chậm biết đi, xuất hiện tình trạng chân đi vòng kiềng.
Làm sao để phát hiện trẻ bị còi xương?
Để biết trẻ có bị còi xương hay không, bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Có nhiều dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện trẻ có bị còi xương hay không
- Hay quấy khóc, nôn trớ, ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, rụng tóc vành khăn
- Xuất hiện tiếng thở rít thanh qua, khi ăn bị nấc, có thể bị co giật do hạ canxi trong máu
- So với trẻ bị còi xương thông thường, còi xương bụ bẫm có các dấu hiệu tương tư. Lưu ý rằng, bệnh còi xương thể bụ xảy ra ở các bé có cân năng tốt, thậm chí là thừa cân, béo phì
- Bên cạnh các dấu hiệu chung kể trên, tùy vào mỗi lứa tuổi mà biểu hiện ở xương có thể khác nhau
Trẻ nhỏ
- Sờ thấy phần xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó do thế nằm của bé, phần đầu bẹt về phía sau hoặc một bên, đầu to và có bướu
- Thóp rộng của trẻ chậm liền, bờ thóp mềm
- Răng mọc chậm, mọc lộn xộn và men răng xấu
Trẻ lớn hơn
- Xương lồng ngực bị biến đổ, xuất hiện chuỗi hạt sườn
- Xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân
- Cơ nhão khiến trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đi, đứng
- Cơ thể xanh xao, ốm yếu
Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương ở trẻ em
Cách phòng chống bệnh còi xương ở trẻ? Còi xương là bệnh lý xảy ra ở nhiều trẻ em. Thế nên, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong trường hợp bé bị chẩn đoán còi xương, phụ huynh cần theo làm theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
Sử dụng thuốc và áp dụng chế độ ăn uống khoa học là cách điều trị và phòng ngừa còi xương
Sử dụng thuốc
Những em bé sinh ra vào mùa đông, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bị nhẹ cân thì từ tuần thứ 2 sau sinh, mẹ có thể cho bé uống vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày. Ngoài ra, những bé còi xương thường thiếu canxi. Do đó, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm canxi.
Liều lượng và thời gian uống như thế nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc quá liều hoặc quá dài làm tăng canxi, dẫn đến vôi hóa mạch máu và sỏi thận.
Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Một trong những cách phòng ngừa còi xương ở trẻ hiệu quả là chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Đối với mẹ
Ngay từ khi mang thai, mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ lượng vitamin D. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như gan cá, cua, sữa, trứng…
Thai phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức để tránh sinh non. Ngoài ra, nếu có chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu cũng có thể uống vitamin D khi thai nhi được 7 tháng.
Đối với bé
Em bé sau sinh cần được bú ngay. Nếu được, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Các mẹ cũng tránh cho con ăn dặm quá sớm khi chỉ mới 3 – 4 tháng tuổi. Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, phụ huynh lưu ý cho con ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn nên có một lượng dầu nhất định để tăng hấp thụ vitamin D.
Bạn có thể chưa biết:
Bổ sung canxi cho bé dưới 1 tuổi như thế nào để chống bệnh còi xương, chậm lớn?
Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không bác sĩ?
Con trẻ cần được phơi nắng đều đặn. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3. Khoảng thời gian thích hợp cho việc tắm nắng là 10 – 15 phút mỗi buổi sáng hoặc chiều.
Trẻ tắm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, không qua cửa kính, thời điểm tắm nắng vào khoảng từ 9h sáng đến 4h chiều (16h) và phụ thuộc vào thời tiết. Trong thời tiết mùa hè, khoảng 8 – 9h sáng hoặc khoảng 4h chiều (16h) là thời điểm tắm nắng thích hợp, chọn ngày có ánh nắng không quá gắt. Trong thời tiết mùa đông, thời điểm tắm nắng phù hợp khoảng 9h sáng đến 3h chiều, chọn ngày trời ấm, không gió, cần giữ ấm cho trẻ.
Kết
Bệnh còi xương ở trẻ em là một bệnh lý có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vì thế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lơ là. Nếu phát hiện bé có dấu hiệu còi xương, bạn hãy nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được thăm khám.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!