Trẻ bị còi xương nên ăn gì để cải thiện hệ cơ xương giúp bé mau lớn? Những gợi ý về các nhóm thực phẩm này sẽ giúp ba mẹ có thêm lựa chọn giàu dinh dưỡng cho bữa ăn của bé dồi dào nguồn canxin và vitamin.
Bệnh còi xương ở trẻ là gì?
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, có trong thức ăn từ động vật như cá, gan, trứng, sữa,… Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 – D7, trong đó 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3. Và vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng nên nó rất quan trọng trong sự phát triển hệ xương của trẻ em.
Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm và canxi trong xương bị huy động để ổn định nồng độ canxi máu, dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,…
Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị còi xương?
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo can xi – phốt pho, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như sau:
- Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ.
- Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.
- Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
- Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
- Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng…
Tuy vậy, để xác định trẻ có thật sự bị còi xương hay không thì tốt nhất là ba mẹ nên đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán cần thiết.
Trẻ bị còi xương nên ăn gì để cải thiện hệ cơ xương của bé trong những năm đầu đời?
Trẻ bị còi xương nên ăn gì – Chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho bé
Trong những năm đầu đời, một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý được xem là yếu tố quan trọng đến việc hỗ trợ phát triển hệ cơ xương của trẻ một cách tốt nhất.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ được nhiều nhất có thể cùng với tắm nắng hàng ngày và bổ sung vitamin D nhỏ giọt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm thì chế độ ăn của bé cần được bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3, sắt, kali, kẽm, đồng, protein, … Nguồn dinh dưỡng dồi dào này hết sức phù hợp với trẻ đang bị còi xương.
Một số món ăn dành cho bé mà mẹ có thể tham khảo như:
– Cháo trứng gà
– Chả cua
– Súp tôm
– Cháo sò, ngao
– Ruốc cá hồi
– Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa
– Rau bina cuộn trứng
– Nước ép cam
Trẻ bị còi xương nên ăn gì – Mẹ cần bổ sung canxi và vitamin D sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ
Mẹo hay giúp trẻ phát triển hệ cơ xương tốt nhất
Hệ cơ xương của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tốdinh dưỡng, di truyền, rèn luyện thể lực, môi trường sống, …
Để phòng tránh còi xương và giúp con phát triển hệ cơ xương tốt nhất, ngoài chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cần chú ý đến các yếu tốquan trọng khác như:
– Xây dựng một chế độ vận động hợp lý cho trẻ theo từng lứa tuổi. Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn.
– Đảm bảo số giờ ngủ chuẩn của con bởi giấc ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormone tăng trưởng và khả năng hấp thu canxi của trẻ.
Xem thêm bài liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!