Bé nghịch ngợm là chuyện bình thường hóa! Nhưng nếu trẻ quá nghịch ngợm thì cha mẹ nên làm gì? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Bé nghịch – Mời ba mẹ cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh “Thánh Nghịch” của các thiên thần nhỏ !
Những hình ảnh hài hước khi trẻ quá nghịch ngợm
The Asianparent Việt Nam tổng hợp từ nhiều nguồn thành bộ sưu tập hài hước, cười ra nước mắt với các trò nghịch ngợm của các bạn nhỏ!
Một điều chúng tôi xin bảo đảm với các ông Bố bà Mẹ là – bạn sẽ thấy con mình ngoan hơn nhiều đấy, sau khi xem bộ sưu tập này!
1 – Bé nghịch – Ai cần Osin lau dọn nhà cửa – xin hãy liên hệ với em!
2 – Ai cần lau chùi toilet, thiếu giấy vệ sinh hãy liên hệ thánh giấy vệ sinh này ạ!
3 – Khi bị cúp nước mà cần tắm!
4 – Bắt quả tang tại trận
5 – Thi xem ai liếm nhanh hơn nha!
6 – Con chỉ muốn lặn xem cá thôi!
7 – Thì ra đồng bọn là đây!
8 – Mẹ ơi con đã dọn sạch sách báo cũ rồi !
9 – Để anh trang điểm cho em nhé!
10 – Thánh của thánh nghịch là đây!
Làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm?
Hiểu rõ lý do trẻ nghịch ngợm quá mức
Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ có những hành vi nghịch ngợm, hiếu động. Bởi lẽ, có rất nhiều trẻ nghịch ngợm vì không được cha mẹ quan tâm, chăm sóc hoặc cảm thấy bản thân bị đánh giá thấp. Do đó, cha mẹ cần chú tâm tới cách con phản ứng với mọi vấn đề để hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ, từ đó có biện pháp uốn nắn phù hợp.
Kiểm tra xem trẻ có đang bị bạn bè bắt nạt
Một số trẻ có thể nghịch ngợm, hành xử không đúng do thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, xa lánh ở trường. Lúc này, cha mẹ cần tìm hiểu thông tin từ những người xung quanh và thầy cô của trẻ để có hướng can thiệp kịp thời.
Khuyến khích những việc làm tốt của trẻ
Khen ngợi kịp thời hoặc tặng thưởng bằng những món quà nhỏ như: quyển sách, quyển truyện, đồ chơi,… mà trẻ yêu thích nhằm khích lệ mỗi khi trẻ có cách ứng xử đúng đắn. Điều này sẽ là nguồn động viên giúp trẻ tiếp tục cố gắng để làm nhiều việc tốt hơn.
Đưa ra hậu quả cho những hành vi nghịch ngợm của trẻ
Hãy đưa ra những hình thức xử phạt và áp dụng ngay khi trẻ có những hành vi không đúng. Chẳng hạn như bạn có thể nói: “Nếu con cứ tiếp tục nghịch ngợm, không chịu ngồi yên ăn cơm như thế này, mẹ sẽ không cho con xem phim hoạt hình Tom và Jerry nữa”
Thiết lập những thói quen tốt
Hãy thiết lập một thời gian biểu chi tiết, cụ thể cho từng công việc hàng ngày của trẻ từ lúc thức giấc, đi học, xem ti vi, đi ngủ,… và yêu cầu trẻ thực hiện theo. Điều này giúp trẻ tạo lập những thói quen tốt và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc.
Hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi những chương trình ti vi mà chúng xem hoặc bị tác động tâm lý từ các trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi và hạn chế những chương trình có nội dung tiêu cực hoặc các trò chơi không phù hợp với trẻ. Đồng thời hạn định thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện chỉ khoảng 20 – 30 phút/ngày.
Tôn trọng quyền tự do lựa chọn của trẻ
Thay vì suốt ngày yêu cầu, ra lệnh những điều trẻ phải làm, bạn hãy để trẻ được quyết định một số việc trong giới hạn của sự lựa chọn.
Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Hãy dành thời gian trò chuyện, tâm sự cùng trẻ để hiểu rõ những khó khăn mà con gặp phải, từ đó đưa ra lời khuyên hữu ích giúp con giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của chính mình
Đừng mất bình tĩnh và la hét cáu gắt với trẻ, bởi điều này có thể gây phản ứng ngược khiến trẻ càng trở nên nghịch ngợm, bốc đồng hơn. Đặc biệt, dù tâm trạng bạn có đang tồi tệ đến mức nào cũng không được “giận cá chém thớt” mà trút hết lên trẻ.
Các bài viết khác:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!