Bé đi ngoài có mùi tanh đi kèm với các dấu hiệu quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng tiêu chảy cấp. Mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng này:
- Vì sao bé đi ngoài có mùi tanh?
- Bé đi ngoài có mùi tanh nguy hiểm hay không?
- Ba mẹ phải là gì khi bé đi ngoài có mùi tanh?
- Nên đưa trẻ đi khám khi gặp phải những triệu chứng nào?
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quốc Lân – Bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng chia sẻ “Đối với trẻ sơ sinh, màu phân và mùi phân là dấu hiệu thể hiện rõ nhất tình trạng sức khỏe của trẻ. Thông thường, đối với trẻ bú mẹ sẽ có phân lỏng, màu sáng, vàng tươi, một số trẻ sẽ có phân hơi vón cục. Còn trẻ uống sữa công thức sẽ khó tiêu hóa hơn nên kết cấu cứng hơn, có màu vàng nâu hoặc nhạt và mùi hơi nồng”.
Vì sao bé đi ngoài có mùi tanh?
Thông thường bé đi ngoài có mùi khắm hay mùi tanh chủ yếu nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống, dinh dưỡng. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ bắt đầu ăn dặm mà đi ngoài có mùi tanh là do:
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh do chế độ ăn uống không hợp lý
Cho trẻ ăn quá nhiều khiến thức ăn không tiêu hóa hết. Đặc biệt là sữa hoặc đồ ăn có hàm lượng đường nhiều sẽ gây kích thích đường ruột. Cũng có thể là do bé bị dị ứng, nhạy cảm với thành phần nào đó trong sữa công thức.
Cháo hoặc bột không đủ chín
Với trẻ bắt đầu ăn dặm nếu đi ngoài phân có mùi tanh thì nguyên nhân có thể do tinh bộ được nấu chín kỹ. Hoặc hàm lượng tinh quá nhiều khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Riêng những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì việc phân bé có mùi tanh nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ.
Ăn bột không được nấu chín kỹ khiến phân trẻ sơ sinh có mùi tanh
Mẹ có thể quan tâm:
13 phân bình thường của trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận dạng sức khỏe bé
Bé đi ngoài có mùi tanh do nhiễm khuẩn đường ruột
Trẻ trên 6 tháng tuổi nếu đi ngoài phân sống có mùi tanh. Nguyên nhân có thể do trẻ đã nhiễm tạp khuẩn đường ruột.
Trẻ đi ngoài lỏng có mùi tanh là dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy cấp. Phân trong tiêu chảy cấp thường chứa nhiều nước, lỏng nhiều, mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác kèm theo như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng….
Bé đi ngoài có mùi tanh nguy hiểm hay không?
Tâm lý chung của cha mẹ là khi con gặp vấn đề gì về sức khỏe sẽ rất lo lắng. Nhưng ba mẹ có thể yên tâm là việc bé đi ngoài có mùi tanh không quá nguy hiểm.
Như đã nói ở trên với trẻ sơ sinh bú mẹ phân sẽ không có mùi thối hay tanh. Nhưng khi bước vào thời kỳ ăn dặm, mùi phân sẽ có sự thay đổi. Ba mẹ cần theo dõi thêm các triệu chứng để có hướng xử lý kịp thời.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh khó chịu khiến cha mẹ lo lắng
Đặc biệt, phân trẻ sơ sinh có mùi tanh có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị tiêu chảy cấp. Đây là tình trạng đi tiêu phân lỏng trong thời gian khoảng 7 ngày.
Thông thường trẻ dưới 8 tháng có tần suất đi tiêu từ 3-10 lần hoặc hơn. Phân sẽ có màu vàng, xanh hoặc nâu kết cấu sệt/lỏng. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đi tiêu nhiều hơn và phân lỏng hơn.
Đối với trẻ 1 tuổi trở lên sẽ đi tiêu 1-2 lần/ngày. Nếu bị tiêu chảy cấp trẻ sẽ đi tiêu nhiều lần hơn, phân lỏng nhiều nước, mùi hôi tanh. Cùng với đó là các biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, quấy khóc…
Bé đi ngoài có mùi tanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp
Ba mẹ phải là gì khi bé đi ngoài có mùi tanh?
Nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ đi ngoài có mùi tanh là do chế độ ăn uống. Vì thế, để khắc phục tình trạng này thì việc điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng.
Với trẻ đang bú mẹ 100%
Khi thấy phân bé có mùi hôi tanh mẹ phải xem lại chế độ ăn uống và có sự điều chỉnh phù hợp. Bổ sung thêm các loại rau, củ quả, sữa chua ăn, sữa chua uống… Không ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, tinh bột, đường để hệ tiêu hóa của bé không bị ảnh hưởng.
Với trẻ uống sữa công thức hoàn toàn
Mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ sau đó đổi sữa mới cho bé. Bởi việc trẻ đi ị có mùi hơi tanh có thể do trong sữa có thành phần không phù hợp với bé.
Mẹ có thể quan tâm:
Bé đi ngoài ra phân kiểu này mẹ lưu ý ngay kẻo “hại con”
Trẻ bắt đầu ăn dặm
Mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa bột lỏng/ngày để tránh tinh bột không được tiêu hóa hết. Đảm bảo bột hoặc thức ăn của trẻ được nấu chín hoàn toàn.
Không cho nhiều dầu mỡ, chất béo trong khẩu phần ăn của bé. Lưu ý mua thực phẩm tươi sống và đảm bảo vệ sinh, an toàn khi chế biến thức ăn cho trẻ.
Riêng với những trường hợp trẻ đi ngoài có mùi tanh lâu ngày kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám. Tùy vào tình trạng của trẻ bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ uống men tiêu hóa, men vi sinh để cải thiện hệ tiêu hóa. Mẹ cần phải tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi trẻ đi ngoài lỏng có mùi tanh, hãy đưa bé đi khám nếu có nhiều dấu hiệu bất thường khác
Nên đưa trẻ đi khám khi gặp phải những triệu chứng nào?
Ngoài triệu chứng phân có mùi tanh, hôi thì ba mẹ cần theo dõi bé sát sao. Nếu bé có thêm các dấu hiệu dưới đây thì phải đi khám ngay:
- Trẻ đi ngoài có mùi trứng thối.
- Trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú
- Màu sắc phân khác lạ, không trở lại bình thường sau vào ngày.
- Không bị táo bón nhưng lại đi ngoài ra máu
- Phân nhợt màu trong thời gian dài.
- Đi ngoài phân lỏng, màu xanh khi đang bú sữa hoàn toàn.
Có thể thấy nếu bé đi ngoài có mùi tanh chỉ là một dấu hiệu riêng lẻ không kèm theo các triệu chứng khác thì ba mẹ có thể yên tâm. Chỉ cần theo dõi kỹ và điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé/mẹ hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé trở lại bình thường?
Nguồn tham khảo: Theo dõi màu và mùi của phân có thể đoán bệnh của trẻ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!