Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt đây là hiện tượng bình thường đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ. Lúc này các bé sẽ đi phân lỏng, hơi sệt, màu vàng, có hột và bọt. Màu sắc của phân do sắc tố mật, muối mật quyết định. Nếu mật tiết ít thì phân có thể sẽ lẫn hạt trắng, đó là các hạt đạm sữa.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có nguy hiểm không?
- Phân trẻ sơ sinh trong giai đoạn trước 6 tháng tuổi
- Sự thay đổi trạng thái phân của trẻ vào giai đoạn ăn dặm
- Lưu ý các trạng thái phân của trẻ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có nguy hiểm không
Hầu hết bố mẹ trẻ đều tỏ ra hoảng hốt khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài màu vàng có hạt trắng. Thực tế, đây là hiện tượng bình thường đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ. Lúc này các bé sẽ đi phân lỏng, hơi sệt, màu vàng, có hột và bọt. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày, trung bình trẻ đi ngoài khoảng 5 – 7 lần/ngày. Màu sắc của phân do sắc tố mật, muối mật quyết định. Nếu mật tiết ít thì phân có thể sẽ lẫn hạt trắng, đó là các hạt đạm sữa.
Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết: Nếu ba mẹ phát hiện trẻ đi ngoài có chứa những hạt màu trắng nhưng trẻ đi ngoài dễ dàng, không quấy khóc, không bỏ bữa, vẫn phát triển tốt và ăn uống bình thường thì ba mẹ chớ nên lo lắng quá. Nếu như bé đi ngoài có hạt màu trắng kèm dịch nhầy thì có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang bị ảnh hưởng bởi sốt cao, dị ứng thành phần sữa công thức, nhiễm khuẩn đường ruột,… Lúc này ba mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để tiến hành xét nghiệm và điều trị tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có nguy hiểm không? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt và lưu ý chất thải của bé 6 tháng
Trong giai đoạn, sữa là nguồn thực phẩm chính của trẻ. Trẻ chào đời trong 1 – 2 ngày đầu sẽ đi phân màu đen hoặc xanh lá cây, dẻo đặc. Đây được gọi là phân su. Phân su thực chất là dịch nhầy, dịch màng ối và những chất em bé hấp thụ trong bụng mẹ. Thải ra phân su chứng tỏ hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt. Sau khi thải ra hết phân su, trẻ sẽ thải ra phân bình thường.
Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn có đặc điểm gì?
- Màu sắc vàng sáng, vàng tươi.
- Phân trẻ sơ sinh bình thường có kết cấu lỏng. Một số trẻ có thể thải ra phân hơi sần hoặc vón cục. Một số trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng.
- Thời gian này, trẻ đi cầu nhiều lần trong ngày. Mỗi trẻ trung bình đi khoảng 4 – 6 lần/ngày. Trẻ có thể đi cầu ngay sau khi vừa bú mẹ. Khoảng 1 – 2 tuần sau, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ quen với các hoạt động và nguồn sữa mẹ. Lúc đó thì trẻ sẽ đi cầu ít dần đi.
- Thỉnh thoảng trong khẩu phần ăn của mẹ có món lạ khiến trẻ đi ngoài có hạt đen do bé sơ sinh bị lạnh bụng hoặc do sau khi chích ngừa bé bị cảm mệt. Nếu bé đi ngoài màu đen quá 3 lần/ ngày, liên tục kéo dài, kèm sốt cao, mặt bé tái nhợt thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
Trẻ bú sữa công thức có phân khác với sữa mẹ
Các bé bú sữa công thức sẽ thải ra phân khác với trẻ bú sữa mẹ. Cha mẹ có thể thấy phân của con có những đặc điểm như:
- Kết cấu phân lớn do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.
- Phân có màu vàng nâu hoặc nhạt, không sáng như phân của trẻ bú sữa mẹ.
- Chất thải của trẻ lúc này có mùi hơi nồng.
- Trẻ dễ bị táo bón.
Sự thay đổi trạng thái phân của trẻ vào giai đoạn ăn dặm
Ăn dặm đánh dấu mốc phát triển mới của trẻ. Trẻ bắt đầu làm quen với cấu trúc, mùi vị thức ăn hoàn toàn khác so với sữa mẹ. Khi trẻ ăn thức ăn dạng đặc, phân của trẻ sẽ thay đổi rõ rệt. Phân đặc hơn, có mùi và sẫm màu.
Nhiều món ăn có thể đi thẳng qua ruột và thải ra nguyên vẹn trong phân của trẻ. Bạn có thể thấy phân bé sơ sinh có hạt lợn cợn thức ăn mà trẻ vừa mới ăn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Thế nên trẻ chưa tiêu hóa được thức ăn ngay. Hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn dần.
- Sự thay đổi trạng thái phân của trẻ vào giai đoạn ăn dặm (Nguồn ảnh: istockphoto)
Lưu ý các trạng thái phân của trẻ ảnh hưởng đến sức khoẻ
Những mẹ chăm con nhỏ cần theo dõi tình trạng phân. Nếu thấy phân có màu sắc khác thường, mẹ phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Cụ thể:
- Phân trẻ màu xanh, lỏng, đại tiện thường xuyên và nhiều hơn bình thường. Đây là dấu hiệu bé bị tiêu chảy bố mẹ cần hết sức lưu ý.
- Trẻ rặn đỏ mặt tía tai, khó đi đại tiện, phân khô và nhỏ, cứng là do bé bị táo bón.
- Phân bé có mùi chua, nhiều bọt. Hiện tượng này là do do lượng đường trong sữa hoặc lượng tinh bột không tiêu hóa hết. Từ đó dẫn đến việc gây kích ứng dạ dày của trẻ.
- Phân màu rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc vấn đề về gan.
Ngoài có hạt nếu phân trẻ đi kèm với máu là dấu hiệu bất thường có thể trẻ đang bị nứt hậu môn do táo bón gây ra khi trẻ cố rặn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những đau đớn hoặc ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Cũng có thể trẻ đang có vấn đề về hệ tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét thành trong ruột non và ruột già. Những vấn đề này có tính di truyền. Nếu gia đình có người bị những căn bệnh về tiêu hóa nặng, bố mẹ hãy đưa trẻ đi kiểm tra khi thấy trẻ đi ngoài ra máu.
Tóm lại, việc trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt không phải là hiện tượng đáng lo ngại, nguy hiểm. Nếu thấy bé ăn ngon ngủ tốt, phân không có hiện tượng bất thường nêu trên, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nhé!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!