Bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài là biểu hiện thường gặp ở trẻ. Nếu bé không có những biểu hiện kèm theo như mất ngủ, bỏ bú, quấy khóc nhiều thì các mẹ vẫn có thể theo dõi bé tại nhà và không nên quá lo ngại. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục ở bài viết dưới đây các mẹ nhé!
- Bé 2 tháng 3 ngày không đi ngoài có sao không?
- Nguyên nhân táo bón ở trẻ
- Cách điều trị táo bón
- Khi nào mẹ nên lo lắng?
Bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có sao không?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé 2 tháng 3 ngày không ị, trong đó nguyên nhân đầu tiên mẹ có thể kể đến là bé bước vào thời kỳ giãn ruột sinh lý.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được, mẹ nên làm thế nào?
Trẻ 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài do giãn ruột sinh lý
Giãn ruột sinh lý là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường. Hiện tượng này thường gặp ở bé 2 - 3 tháng tuổi, tuy nhiên thời điểm xảy ra ở trẻ là khác nhau, có những bé xuất hiện sớm ngay khi bước sang tháng thứ 2, có bé phải đến tháng thứ 4 mới gặp phải hiện tượng này.
Khi xác định bé đang trong giai đoạn giãn ruột sinh lý, ba mẹ không cần lo ngại vì trẻ 2 tháng 3 ngày không đi ngoài, hiện tượng này hoàn toàn không gây hại gì cho sức khỏe của bé. Thời kỳ giãn ruột ở mỗi bé là khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Giai đoạn này có thể kéo dài trong 2 - 3 tháng liên tục.
Trong suốt thời kỳ giãn ruột sinh lý, bé sẽ đi ngoài ít hơn so với bình thường. Thực tế nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì lượng chất thải không quá lớn do sữa mẹ có hàm lượng dưỡng chất dễ hấp thụ tối đa. Có những bé bú mẹ sẽ 7-9 ngày thậm chí 13-15 ngày mới đi ị. Đối với những bé bú thêm sữa công thức thì lượng chất thải sẽ lớn hơn, thường là 4-5 ngày bé sẽ đi ị. Các mẹ cần theo dõi con đối với từng trường hợp để có sự hỗ trợ kịp thời cho con.
Khi nào thì trẻ 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài là dấu hiệu bị táo bón?
Nguyên nhân trẻ không đi ngoài nhiều ngày, 1 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bé 2 tháng 3 ngày không ị là con bị táo bón. Có 3 dấu hiệu rõ nét để bố mẹ nhận biết bé bị táo bón:
Trẻ quấy khóc, lười ăn
Nếu trẻ sơ sinh bị bón, chất thải trong cơ thể không được đào thải, thậm chí hấp thụ ngược trở lại cơ thể. Do đó bé đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc. Nếu bé quấy khóc mà mẹ không biết lý do thì nhiều khả năng bé bị táo bón.
Bé đi ngoài ít hơn bình thường
Bé bú sữa mẹ nên đi ngoài khoảng 4 lần mỗi ngày. Còn bé bú sữa công thức thì đi ngoài khoảng 2 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên mỗi bé đều có số lần đi ngoài khác nhau. Bé 2 tháng tuổi có thể 2 tuần không đi ngoài nếu bé hấp thụ tốt. Do đó đây không phải dấu hiệu quá rõ ràng.
Bé đầy bụng, khó tiêu
Khi đầy bụng, mẹ sờ bụng bé sẽ thấy cứng, phình to.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh?
Táo bón ở trẻ chủ yếu là do chế độ ăn uống. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài:
- Sữa công thức của trẻ: Ruột của một số em bé nhạy cảm với các loại sữa công thức.
- Dị ứng sữa hoặc đậu nành: Dị ứng sữa bò hay dị ứng sữa đậu nành có thể làm cho em bé bị táo bón, đầy hơi và khó chịu
- Dư sắt: Vitamin với sắt có thể khiến phân cứng thành những viên màu xanh đen.
- Thiếu nước: Nếu bé không có đủ nước, phân sẽ khô và cứng hơn. Để kiểm tra nguyên nhân này, mẹ có thể xem miệng bé. Miệng sẽ khô và dính. Em bé đi tiểu ít hơn 6 lần một ngày, nước tiểu vàng hơn và hơi có mùi.
Bạn có thể chưa biết:
Bỏ túi ngay cách phòng ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh không ị nhiều ngày – Liệu có phải do bé bị táo bón?

Biện pháp trị táo bón cho em bé
Khi người lớn bị táo bón, bạn có thể nghĩ đến biện pháp thụt hay dùng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, em bé sơ sinh không thể dùng những cách ấy. Dưới đây là những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh khi trẻ 2 tháng 3 ngày không đi ngoài:
- Đổi loại sữa công thức: Một số em bé dễ đi ngoài hơn nếu dùng sữa cô đặc thay vì sữa bột.
- Pha loãng sữa hơn: Bố mẹ có thể thêm 30ml nước nhiều hơn lượng nước pha sữa bình thường của bé. Chỉ nên dùng cách này một đến hai lần mỗi ngày.
- Giúp bé đẩy phân ra ngoài: Đôi khi em bé không biết siết cơ bụng và thư giãn trực tràng cùng lúc. Bé siết chặt hậu môn, do đó không thể đẩy phân ra ngoài. Để giúp bé, bố mẹ có thể cầm chân bé làm động tác đạp xe đạp vài lần. Nếu không được, mẹ có thể nhét đầu tăm bông vào hậu môn khoảng 1 - 2,5 cm. Bé sẽ có phản xạ đẩy vật lạ ra ngoài, do đó đẩy phân ra ngoài.
Ngoài ra, ở những tháng đầu tiên của trẻ phần lớn dưỡng chất đều được cung cấp từ sữa mẹ. Vậy nên, việc mẹ ăn gì ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin, chất khoáng từ nước. Mỗi ngày nên sử dụng 1-2 hộp sữa chua vào bữa ăn hằng ngày để tăng lợi khuẩn đường ruột. Khi cho con bú, mẹ tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ,...sẽ dẫn đến khó tiêu, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Bố mẹ lưu ý, không bao giờ được cho bé dưới 1 tuổi uống mật ong hay siro ngô để nhuận tràng.
Khi nào táo bón là dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Vậy bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có sao không? Sau vài tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh thường có thói quen đi ngoài khá ổn định. Nếu quá 3 ngày mà bé không đi ngoài, bé khóc yếu, bú yếu, bạn cần đưa bé đến bác sĩ. Nếu táo bón kéo dài, bác sĩ nên kiểm tra ba bệnh có biểu hiện là táo bón:
- Suy giáp: Đây là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém. Nếu chữa muộn, bệnh này có thể làm chậm sự phát triển trí não.
- Bệnh Hirschsprung: Dị tật bẩm sinh này xảy ra khi các dây thần kinh trong trực tràng không phát triển đúng cách. Cơ bắp trực tràng của em bé siết chặt không thể thư giãn, do đó bé bị tắc nghẽn đường ruột. Bệnh này có thể chữa bằng cách phẫu thuật.
- Bệnh ngộ độc ở trẻ sơ sinh: Đây là bệnh khá hiếm gặp. Nó được gây ra bởi các bào tử botulism trong chất làm ngọt lỏng. Ví dụ như mật ong hay siro ngô. Do đó bé 2 tháng không được ăn mật ong.
Tóm lại, em bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài không quá đáng lo nếu bé vẫn ăn và ngủ bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có những biểu hiện táo bón kéo dài, bố mẹ cần đưa em bé đến bác sĩ khám ngay lập tức.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!