Bé bị đau bụng từng cơn có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì lẽ đó, bố mẹ không được chủ quan khi phát hiện con bị đau bụng từng cơn.
- Thế nào là đau bụng từng cơn?
- Các nguyên nhân bệnh lý gây đau bụng từng cơn ở bé
- Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau bụng từng cơn
- Khi nào bé đau bụng là không đáng lo, khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Trẻ rất hay gặp các cơn đau bụng. Đau bụng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mạn tính kéo dài. Đau bụng quặn được coi là một triệu chứng bất thường và là biểu hiện bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng khi cơ trơn ở ruột hoặc ống tiêu hóa co thắt mạnh bất thường sẽ gây ra cơn đau quặn nghiêm trọng cấp tính. Vì vậy bố mẹ nên tìm hiểu kĩ về các loại triệu chứng đau bụng ở trẻ để kịp thời đưa đến trung tâm y tế khi cần thiết. Bố mẹ khi thấy trẻ đau bụng kèm theo các triệu chứng như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)… cần nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất. Sau đây là những thông tin cần thiết cho gia đình:
Thế nào là đau bụng từng cơn?
Đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em: Đau bụng có nghĩa là bé bị đau ở khu vực giữa ngực và vùng bẹn. Có nhiều kiểu đau bụng khác nhau. Đau từng cơn là một trong số đó. Khi ấy, bé sẽ không bị đau liên tục. Thay vào đó, bé sẽ đau rồi hết và sau đó lại tiếp tục đau.
Đau bụng từng cơn là cơn đau diễn ra ngắt quãng, không liên tục
Cường độ và tần suất của các cơn đau có thể khác nhau ở mỗi bé. Song nó cũng không nói lên được mức độ nghiêm trọng. Nếu đau bụng do tiêu hóa thì bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp, đau bụng là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Thậm chí, nó còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Bạn có thể chưa biết:
Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài hay không?
Mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng – hiện tượng bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm?
Các nguyên nhân bệnh lý gây đau bụng từng cơn ở bé
Viêm ruột thừa cấp
Trẻ con đau bụng từng cơn: Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm ruột thừa cấp. Triệu chứng ban đầu là bị đau bụng ở hố chậu kèm theo sốt, buồn nôn. Khi sờ nắn vào hố chậu phải hoặc vùng bụng sẽ gây ra phản ứng đau nhói.
Bệnh viêm ruột thừa cấp khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau đớn… Việc chẩn đoán viêm ruột thừa cấp sẽ khó khăn hơn đối với những trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân bởi vì các biểu hiện của bệnh không rõ ràng như trẻ lớn hơn.
Viêm ruột thừa là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi kể cả trẻ em
Trẻ đau bụng do viêm ruột thừa hay bị nhầm lẫn với tình trạng bị rối loạn tiêu hóa. Do vậy, nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan và tự mua thuốc cho con uống. Khi bị viêm ruột thừa cấp, trẻ cần được phẫu thuật ngay. Việc để lâu sẽ khiến ruột thừa bị mưng mủ hoặc có thể là sẽ bị hoại tử vỡ ra, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Xoắn u nang buồng trứng ở bé gái
Bé gái bị đau bụng từng cơn có thể là dấu hiệu của bệnh lý xoắn u nang buồng trứng. Ngoài đau bụng, bé còn bị nôn. Khi sờ vào vùng khung chậu và bụng, bạn sẽ thấy u ở đó.
Xoắn từng tinh ở bé trai
Việc tăng thể tích tinh hoàn có thể khiến các bé trai đột ngột cảm thấy đau tinh hoàn. Không những vậy, khi sờ vào bụng cũng cảm thấy đau. Đây là căn bệnh cần cấp cứu ngoại khoa. Nếu để lâu tinh hoàn có thể bị hoại tử, tinh hoàn thoát ra khỏi bìu qua đường rò hoặc bị teo.
Lồng ruột cấp tính
Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi. Triệu chứng của bệnh là những cơn đau bụng ngắt quãng theo từng cơn. Cơn đau quặn thắt sẽ khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khóc thét kèm theo nôn. Da của bé trở nên tái nhợt. Khi đi ngoài, phân lẫn nhầy và bị chảy máu.
Đau bụng từng cơn là dấu hiệu của lồng ruột cấp tính
Lồng ruột cấp tính là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện những dấu hiệu, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Việc chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng bị hoại tử ruột.
Tắc ruột
Chứng tắc ruột cũng là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ. Đau bụng từng cơn, nôn và đại tiện khó khăn là những triệu chứng của tắc ruột. Khi mắc bệnh, trẻ có thể bị đau bụng đột ngột và dữ dội. Trẻ bị đau bụng kéo dài khoảng 2 – 3 rồi thuyên giảm. Được một lúc sau, bé sẽ bị đau trở lại.
Giun chui ống mật
Khi bị giun chui ống mật, trẻ có thể bị đau bụng đột ngột kèm theo nôn nhiều. Một số trẻ còn có nguy cơ nôn ra giun. Cơn đau sẽ diễn ra theo từng đợt và đau dữ dội. Sau một lúc, cơn đau sẽ dịu đi khiến trẻ mệt mỏi, bụng hơn trướng và có thể sờ thấy khối u. Đây chính là búi giun ở vùng thượng vị. Giun chui ống mật thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi 3 – 7 tuổi.
Bạn có thể chưa biết:
Liệu rằng các cơn đau khi mang thai có thật sự nguy hiểm như các mẹ vẫn thường lầm tưởng?
Chú ý quan sát mẹ bầu xuất hiện cơn gò bụng để biết rõ sức khỏe mẹ và bé
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau bụng từng cơn
Khi phát hiện con trẻ bị đau bụng từng cơn, bố mẹ hãy bình tĩnh xử lý theo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng gói chườm nóng để chườm lên vùng bụng của bé nhằm giúp giảm đau
- Chú ý quan sát kỹ các dậu hiệu của con
- Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống
Khi nào bé đau bụng là không đáng lo, khi nào nên đi khám bác sĩ?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Trẻ em thường bị đau bụng nhưng không phải trường hợp nào cũng cần đến gặp bác sĩ. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ rất đa dạng như ngộ độc thực phẩm, nhiễm vi khuẩn, vi rút, viêm ruột thừa cấp, lồng ruột, tắc ruột, xoắn thừng tinh ở bé trai hoặc xoắn u nang buồng trứng ở bé gái,… Cha mẹ không nên chủ quan, cần quan sát trẻ kĩ khi trẻ nói đau bụng để nhận biết kịp thời các dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Thông thường, trẻ sẽ đau bụng thoáng qua vùng trên rốn hoặc giữa bụng. Nếu trẻ đau dưới rốn và lệch sang phải hoặc cơn đau kéo dài 24 giờ, mức độ đau trầm trọng hơn, trẻ quấy khóc, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý nếu trẻ đi kèm sốt, nôn ói nhiều liên tục, dịch ói xanh hoặc vàng, lẫn máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, tiêu chảy nhiều, kéo dài, phân hôi tanh, có đàm máu, trẻ có dấu hiệu mất nước. Các triệu chứng đau bụng ở trẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu trẻ có các biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời, bảo đảm an toàn cho trẻ.
Trường hợp nếu trẻ đau bụng thoáng qua, không có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ có thể để trẻ ở nhà, nhưng cần quan sát kĩ trẻ để tránh bỏ sót các triệu chứng nguy hiểm.
Kết
Đau bụng từng cơn ở trẻ là triệu chứng mà các bậc phụ huynh không được lơ là, bỏ qua. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Sự chẩn đoán của chuyên gia y tế sẽ giúp bé nhanh chóng phát hiện các bệnh lý cũng như hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!