Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài là vấn đề mà nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai vẫn chưa phân biệt được. Một phần vì quá trình chuyển dạ của mỗi mẹ bầu sẽ có một mốc thời gian khác nhau và dấu hiệu rất giống với việc đau bụng đi ngoài. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những điểm khác biệt của đau bụng chuyển dạ trong bài viết sau đây nhé!
- Chuyển dạ là gì?
- Các giai đoạn trong quá trình chuyển dạ mẹ cần biết
- Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài hay không?
Chuyển dạ là gì?
Trước khi tìm hiểu các điểm khác nhau giữa cơn đau bụng chuyển dạ và đau bụng đi ngoài, thì các mẹ bầu nên hiểu hơn về việc chuyển dạ là gì để hiểu hơn về biểu hiện này.
Theo y học, chuyển dạ là quá trình thai nhi và các thành phần giúp hình thành thai nhi được đưa ra ngoài tử cung thông qua âm đạo. Khoảng thời gian trung bình để cơn chuyển dạ bắt đầu là vào khoảng tuần 38 đến 40 của thai kỳ. Khi đó, thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển xuống khung xương chậu và gây áp lực lên tử cung. Đặc biệt hơn, đây là thời điểm đầu tiên trong suốt thai kỳ thai nhi sống độc lập và không phụ thuộc vào tử cung của mẹ.
Chuyển dạ là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh
Điều khiến mẹ bầu khó chịu nhất khi quá trình chuyển dạ diễn ra đó chính là những cơn gò tử cung mạnh và với tần suất liên tục. Tuy nhiên, những cơn gò tử cung này cũng sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Có mẹ bầu sẽ rất đau và khó chịu nhưng cũng có mẹ bầu sẽ chỉ đau âm ỉ và cần phải có sự can thiệp của bác sĩ để kích thích chuyển dạ.
Nếu gặp phải dấu hiệu này thì việc đầu tiên mẹ bầu nên cần bình tĩnh và phải chuẩn bị tâm lý để chuẩn bị “lâm bồn” và đón bé yêu chào đời nhé!
Bài viết liên quan:
Các giai đoạn trong quá trình chuyển dạ mẹ cần biết
Tử cung mở
Trong suốt thai kỳ, tử cung của mẹ bầu sẽ hoàn toàn đóng kín nhờ vào nút nhầy cổ tử cung. Tác dụng chính của nút nhầy cổ tử cung là ngăn chặn sự tấn công từ các nhân tố bên ngoài như vi khuẩn và nấm. Khi chuyển dạ và chuẩn bị sinh thì tử cung của mẹ bầu sẽ bắt đầu mở ra và trước khi chuyển dạ thì nút nhầy cổ tử cung cũng sẽ dần bong ra để “dọn đường” cho thai nhi ra ngoài.
Khi tử cung đã mở thì đồng nghĩa với việc cơn đau sẽ bắt đầu kéo đến theo từng cơn và trung bình khoảng 30 giây mỗi cơn và cách nhau khoảng từ 2 đến 3 phút.
Đây là thời điểm tử cũng mới bắt đầu mở nên sẽ chỉ mới ở khoảng 2 đến 3cm. Sau đó cơn đau sẽ bắt đầu tăng lên và duy trì lâu hơn, nhưng thời gian nghỉ lại ngắn đi chỉ còn khoảng 1 đến 2 phút cho từng cơn. Lúc này cổ tử cung sẽ mở rộng hơn khoảng 6 đến 9cm, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc giảm đau và nên bình tĩnh để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
Thai nhi được đưa ra ngoài
Khi cổ tử cung đã mở đến giới hạn là từ 10 đến 12cm thì cơn đau cũng sẽ đạt mức cao nhất và mẹ bầu sẽ cần phải có sự hỗ trợ từ các loại thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng kiệt sức vì cơn đau mạnh và nhanh.
Thời điểm này thai nhi đã đưa được đầu ra bên ngoài và túi ối cũng đã vỡ để việc ra ngoài của thai nhi trở nên thuận tiện hơn nhờ sự rặn của mẹ. Bác sĩ và các y tá hộ sinh sẽ giúp đỡ và hướng dẫn mẹ cách rặn đúng để quá trình sinh nở được thuận lợi hơn.
Sổ nhau thai và thành phần còn lại
Khi đã qua giai đoạn thứ 2 và bước đến giai đoạn cuối cùng là sổ nhau thai và thành phần còn lại thì cơn đau sẽ bắt đầu giảm dần và mẹ bầu sẽ thấy nhẹ người hơn. Khi bắt đầu sổ nhau thai thì bác sĩ sẽ tích cực giúp mẹ lấy hết nhau thai còn sót lại bên trong để hạn chế tình trạng mất máu và băng huyết sau sinh. Khi đã hoàn tất việc lấy hết nhau thai và vệ sinh mẹ và bé thì mẹ nên an tâm nghĩ ngơi để lấy lại sức khoẻ sau cuộc “lâm bồn” đầy vất vả nhé.
Bài viết liên quan:
Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài?
Trên thực tế, khi bắt đầu chuyển dạ thì cơn đau bụng do chuyển dạ gây ra sẽ có tính chất tương tự với đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên cơn đau do chuyển dạ sẽ nhiều hơn và gây khó chịu cho mẹ bầu. Cường độ và tần suất xuất hiện cơn đau cũng sẽ nhiều và mạnh hơn đau bụng đi ngoài.
Cơn đau sẽ gây khó chịu ở vùng lưng, hông và bụng dưới. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do thai nhi đang chuẩn bị ra ngoài nên sẽ di chuyển xuống phần khung xương chậu và nằm đè lên các dây thần kinh. Đây là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau “thấu xương” cho mẹ bầu khi chuyển dạ.
Đau bụng đi ngoài thì tần suất xuất hiện và cường độ đau sẽ tương đối nhẹ. Tuy nhiên nếu mẹ bầu gặp tình trạng tiêu chảy thì cơn đau sẽ có cường độ cao hơn, nhưng sẽ không mạnh như đau bụng do chuyển dạ.
Mẹ bầu nên hiểu rõ điểm khác biệt lớn nhất để giúp phân biệt chính xác hơn
Điểm khác biệt lớn nhất giữa đau bụng chuyển dạ và đau bụng đi ngoài chính là vị trí cơn đau diễn ra. Theo đó, đau bụng đi ngoài thì cơn đau sẽ mạnh ở khu vực hậu môn và khiến mẹ khó chịu ở khu vực này. Còn đối với đau bụng chuyển dạ thì cơn đau sẽ chủ yếu tập trung ở phần tử cung, bụng dưới và gây khó chịu ở khu vực háng và đùi. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn và dễ nhận biết nhất đễ mẹ bầu phân biệt giữa đau bụng chuyển dạ và đau bụng đi ngoài.
Thông qua bài viết hy vọng mẹ bầu sẽ phân biệt được sự cơn đau bụng chuyển dạ để từ đó có sự chuẩn bị về tâm lý tốt nhất về việc sinh nở nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!