X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tín hiệu bé đã ăn no - Mẹ không nên lơ là kẻo con mắc bệnh

Mất 8 phút để đọc
Tín hiệu bé đã ăn no - Mẹ không nên lơ là kẻo con mắc bệnh

Bác sĩ nhi khoa nói rằng cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ bé ăn quá no. Ngay cả khi em bé ngậm ti mẹ trong thời gian dài thì sữa cũng không về liên tục như khi bé bú bình. Em bé chỉ thực sự bú sữa nếu thực hiện động tác bú mút ti mẹ, điều này khiến cho việc cho ăn quá mức gần như không thể xảy ra.

Bé ăn quá no có ảnh hưởng gì không? Là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh lỡ ép con ăn quá nhiều với mong muốn con nhanh tăng cân. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ những tác hại của việc cho trẻ ăn quá no:

  • Nguyên nhân nào khiến bé ăn quá no?

  • Tín hiệu khi  bé ăn quá no

  • Biến chứng khi bé thường xuyên ăn quá no

  • Làm thế nào để ngăn ngừa việc cho bé ăn quá no?

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với các ông bố bà mẹ, đặc biệt là những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ chưa có kinh nghiệm cũng như mơ hồ về những kiến thức.

Trẻ sơ sinh những tháng đầu đời chỉ có sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất, vì thế nhiều bà mẹ muốn con uống nhiều sữa với các lý do như:

– Con không được bú sữa mẹ mà phải uống sữa công thức, sợ con không đủ chất để phát triển.

– Giai đoạn đầu con dễ hấp thụ dễ tăng cân, đến sau 6 tháng con sẽ khó hấp thụ hơn, cân nặng bị chững lại nên những tháng đầu cần cho con uống nhiều sữa để tăng nhiều cân.

Đây là những lo lắng hoàn toàn vô lý, việc cho trẻ uống quá no vô tình lại làm hại đến con. Đừng nghĩ cho con ăn nhiều sẽ tốt, vì sự thật để trẻ ăn quá no có thể gây ra nhiều rắc rối, nguy hiểm khó lường hơn cha mẹ tưởng. 

Nguyên nhân nào khiến bé ăn quá no?

bé ăn quá no

Bé bú bình có thể gặp phải tình trạng ăn quá no

Những điều dẫn đến việc trẻ ăn quá mức cần thiết bao gồm:

Cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng bình:

Trẻ ăn sữa công thức có nguy cơ ăn quá no nhiều hơn vì sữa công thức thường được cho bú qua bình. Bình sữa khiến sữa chảy tự do, vì vậy em bé cứ bú sữa liên tục ngay cả khi bé đã no rồi.

Mẹ có thể quan tâm:

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cha mẹ nên làm gì khi trẻ kén ăn?

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 0-3 tháng, điều mà bạn không nên bỏ qua!

Bình sữa quá cỡ

Một nghiên cứu lưu ý rằng trẻ sơ sinh được bú từ những bình sữa lớn thường bị ăn quá nhiều và do đó có xu hướng thừa cân. Việc khuyến khích trẻ uống hết bình sữa, bất kể kích thước của nó, có thể dẫn đến việc bé ăn quá nhiều và cuối cùng là béo phì.

Ép bé ăn

Các bé sẽ cho bạn tín hiệu khi chúng no rồi. Chẳng hạn như bé không mút núm vú nữa. Một số cha mẹ có thể tiếp tục dỗ trẻ ăn bằng cách đưa núm vú vào miệng liên tục, ép trẻ ăn quá nhiều.

Sử dụng bình sữa để dỗ bé

Cha mẹ có thể sử dụng bình sữa như một phương tiện để xoa dịu em bé mỗi khi chúng nổi cơn thịnh nộ, từ đó vô tình cho chúng ăn nhiều hơn mức cần thiết. Để tránh điều đó, hãy sử dụng núm vú giả thay vì bình sữa để làm dịu một đứa bé cáu kỉnh.

Cho ăn dặm quá sớm

Tốt nhất là mẹ nên cho bé tập ăn dặm sau 4 tháng tuổi. Bắt đầu ăn thức ăn đặc sớm hơn có thể khiến bé ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể, điều này cũng là nguyên nhân khiến bé bị quá tải. Đôi khi cha mẹ có thể cho bé ăn quá nhiều mà không nhận thức được điều đó. Vì vậy, điều quan trọng mẹ phải biết về các tín hiệu khi con đã quá no.

Tín hiệu khi  bé ăn quá no

bé ăn quá no

Bé ăn quá no sẽ phun nước bọt nhiều hơn

Một em bé ăn quá no sẽ có một vài biểu hiện sau:

Phun nước bọt nhiều lần: Trẻ sơ sinh thường hay phun nước bọt, nhưng bé sẽ làm vậy thường xuyên hơn khi bị cho ăn quá nhiều.

Phân lỏng: Bé đi tiêu, tiểu nhiều lần, phân lỏng.Đầy hơi chướng bụng: Uống sữa từ bình có thể khiến bé nuốt nhiều không khí. Nó có thể làm cho bụng bé bụng phình to và gây khó chịu.

Bé bị đau bụng: Tất cả việc đầy hơi, chướng bụng và đi đại tiện thường xuyên sẽ tạo ra rất nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ, điều này sẽ khiến trẻ bị đau bụng.

Câu chuyện từ đối tác
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Nhu cầu của bé trên 32oz (1064ml) sữa công thức hoặc sữa mẹ mỗi ngày: Ngay cả trẻ sơ sinh một tuổi cũng không cần nhiều hơn 30oz (887ml) sữa công thức hoặc sữa mẹ trong một ngày. Hơn 30oz một chút có thể không phải bất thường nhưng theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một em bé đòi hỏi hơn 32oz sữa trong một ngày là bất thường và cần được bác sĩ kiểm tra

Đây là những dấu hiệu thông thường của việc cho ăn quá mức, điều này thể hiện rõ trong mỗi lần cho ăn. Nếu mẹ không lưu ý có thể dẫn đến các biến chứng nhất định cho sức khỏe của con.

Biến chứng khi bé thường xuyên ăn quá no

Cho ăn quá mức mãn tính có thể dẫn đến:

Thừa cân và béo phì

Trẻ ăn nhiều có tốt không? Trẻ sơ sinh liên tục nhận được thức ăn dư thừa, chúng cũng nhận được lượng calo dư thừa tích tụ trong cơ thể và gây tăng cân bất thường.

Làm cho tình trạng trào ngược axit tồi tệ hơn

Nếu em bé bị trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thì việc cho trẻ sơ sinh ăn quá no có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Em bé bị GERD sẽ biểu hiện các triệu chứng xấu đi khi chúng bắt đầu ăn quá nhiều.

Mẹ có thể quan tâm:

Làm gì khi trẻ biếng ăn? Cha mẹ nên làm gì để giúp con ăn ngoan hơn?

Mẹ có biết nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nôn trớ

Tác hại của việc ép trẻ ăn? Trẻ sơ sinh thừa cân có thể nôn sau khi bú. Chứng nôn trớ mãn tính khiến dạ dày bé không đủ thức ăn để tiêu hóa, do đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe về lâu dài.

Làm thế nào để ngăn ngừa việc cho bé ăn quá no?

bé ăn quá no

Ngăn ngừa bé ăn quá no bằng cách cho bé bú mẹ

Mẹ có thể thực hiện các bước dưới đây để ngăn ngừa:

Cho con bú

Bác sĩ nhi khoa nói rằng cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ bé ăn quá no. Ngay cả khi em bé ngậm ti mẹ trong thời gian dài thì sữa cũng không về liên tục như khi bé bú bình. Em bé chỉ thực sự bú sữa nếu thực hiện động tác bú mút ti mẹ, điều này khiến cho việc cho ăn quá mức gần như không thể xảy ra.

Kiểm soát việc bú bình

Cho bé bú theo nhịp độ là phương pháp kiểm soát dòng sữa chảy ra từ bình. Nó đòi hỏi em bé phải mút núm vú giống như khi ti mẹ. Cố gắng bắt chước cơ chế cho con bú và là một biện pháp tuyệt vời để ngăn ngừa việc cho trẻ ăn quá nhiều.

Duy trì lịch trình cho ăn

Khi mẹ duy trì một lịch trình cho ăn nhất định, bé sẽ điều chỉnh theo. Bé bị đói vào cùng một thời điểm mỗi ngày và nên được cho ăn đúng giờ để tránh cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu.

Chờ tới khi bé đói

Tìm kiếm các dấu hiệu bé đói như mút ngón tay hoặc liếm môi khi mẹ chạm vào. Một em bé đang đói sẽ ngậm núm ti ngay lập tức. Mẹ chỉ nên cho bé ăn khi bé cảm thấy đói. Không ép bé ăn Nếu bé đã no, thì đừng ép bé ăn tiếp. Không phải bé cứ ăn nhiều mới là tốt đâu mẹ nhé!

Một khi bé đã bú no, bé sẽ gửi đi những tín hiệu thông báo cho mẹ. Việc nhận biết được bé đã ăn no rất quan trọng. Nếu những tín hiệu của bé bị phớt lò, có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh và béo phì. Tuy nhiên việc này có thể tránh được nếu mẹ áp dụng các phương pháp cho ăn đúng cách.

Xem thêm:

  • Trẻ ăn dặm ngày mấy lần: Lịch ăn dặm qua các tháng dành cho bé

  • Bé sơ sinh ăn no sẽ thông báo với mẹ qua dấu hiệu cực đơn giản này

  • 7 dấu hiệu này sẽ giúp mẹ không còn băn khoăn việc con đã bú no hay chưa

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Lời khuyên cho bố mẹ
  • /
  • Tín hiệu bé đã ăn no - Mẹ không nên lơ là kẻo con mắc bệnh
Chia sẻ:
  • Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

    Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

  • Dạy con nhận biết số - khó mà không khó với 5 bước sau

    Dạy con nhận biết số - khó mà không khó với 5 bước sau

  • Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

    Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

  • Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

    Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

  • Dạy con nhận biết số - khó mà không khó với 5 bước sau

    Dạy con nhận biết số - khó mà không khó với 5 bước sau

  • Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

    Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it