Khi có thể cầm, nắm được đồ vật, bé có thể tự ăn mà không cần đến sự trợ giúp của mẹ. Sau đây là những món thích hợp sẵn sàng cho bé ăn bốc.
Lợi ích khi tập cho bé ăn bốc
Tập cho bé ăn bốc
Muốn tránh cho con khỏi ngậm khi ăn cháo hạt, ăn cơm sau này, ngay từ khi bé được 7-9 tháng, hãy bắt đầu cho bé tập ăn bốc với thức ăn thô (không xay). Bé sẽ rất thích trải nghiệm mới này
Trước 1 tuổi, bé sẽ chỉ nhay nhay bằng lợi chứ chưa thể nhai. Bởi thế, cha mẹ hãy cho bé những miếng thức ăn nhỏ xíu cỡ hạt đậu hay cái móng tay, phòng khi bé nuốt chửng.
Chuẩn bị cho bé tập “ăn bốc”
Những trải nghiệm với đồ ăn bao giờ cũng vui vẻ dù là hơi bừa bộn 1 chút. Bạn nên chuẩn bị ghế cao cho bé, đồng thời lót báo hoặc tấm trải dưới ghế. Khi bé ăn xong bạn sẽ dọn rất nhanh. Bạn cũng nên để sẵn khăn tay hoặc khăn giấy ướt để lau tay bé khi bé vừa ăn xong, tránh để bé làm dơ xung quanh. Và nên để bé đeo yếm màu mè 1 chút thì sẽ ít thấy yếm dơ.
Những món ăn bổ dưỡng thích hợp cho bé luyện cầm nắm và tự ăn
1. Hoa quả
Để trẻ tập ăn hoa quả, các mẹ nên cho bé ăn những loại quả mềm như chuối, bơ. Ngoài ra, các loại quả như xoài, đào, mơ, dưa mật và dưa đỏ cũng hấp dẫn với trẻ. Các mẹ chú ý không cho con ăn những quả chưa chín hoặc cứng, vì chúng có thể khiến trẻ bị hóc, nghẹn.
2. Rau
Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên nấu hoặc xay nhuyễn các loại rau để bé dễ ăn hơn. Mẹ có thể cắt nhỏ bông cải xanh hoặc súp lơ, cho bé cầm tay thay cho trò chơi. Khoai tây, cà rốt, quả bí ngô khi được nấu nhuyễn, có vị ngọt giúp trẻ ăn ngon miệng. Ngoài ra, quả bơ được đánh giá là thực phẩm tốt cho não bộ của bé. Các mẹ không nên cho bé cầm các loại rau quả cứng, dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
3. Lòng đỏ trứng
Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ không nên cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé lên một tuổi. Vào khoảng 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho con ăn lòng đỏ. Sau khi luộc chín, mẹ hãy cắt thành từng miếng nhỏ cho con dễ ăn.
Tập cho bé ăn bốc
4. Bánh mì
Ở tháng thứ 3, các bé đã biết nhận biết những gì thích cầm và cố gắng nhặt chúng lên. Mẹ có thể cho bé tập cầm những vật mềm, xốp như một chiếc bánh quy, bánh gạo hay mẩu bánh mì, hãy cứ để bé cầm cho đến khi mọi thứ trong tay bé trở nên vỡ vụn. Khi bé cầm chắc được các vật, mẹ cho bé cầm những mẩu bánh mì nhỏ hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý tránh để bé bị hóc khi ăn.
5. Mì, nui
Bé thường thích ăn mì, nui, phở… hơn cơm. Do đó, bạn có thể luộc chín mì, nui, sau đó cắt ngắn để bé tập bốc.
6. Cá
Não đang phát triển của trẻ cần những chất béo thiết yếu như omega-3 DHA… Vì các chất béo chủ yếu đến từ các nguồn như cá, nên đây là một phần quan trọng trong chế độ ăn của trẻ tuổi chập chững.
Hãy thử các loại cá có độ thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ đóng hộp nhỏ và cá rô phi. Những loại mềm và dễ cắt thành miếng nhỏ. Bạn cũng có thể chiên cá hình que để bé dễ cầm và hấp dẫn.
Tập cho bé ăn bốc với trứng
7. Trứng
Với hàm lượng protein cao và rất tốt, đồng thời chứa sắt, choline, vitamin B12, B2 và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác, trứng là thực phẩm hoàn hảo cho trẻ nhỏ. Bạn có thể bác trứng cùng với rau như rau chân vịt hay nấm xào trứng hoặc luộc trứng trước. Trứng chế biến rất nhanh, cung cấp nguồn protein bổ dưỡng cho trẻ phát triển.
8. Khoai lang
Khoai lang là một trong những thức phẩm có nhiều vitamin A, C và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của bé. Đồng thời, chất xơ, tinh bột của khoai có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, tăng thải cholesterol, chống táo bón. Khoai lang có thể chế biến được rất nhiều món ăn như: cháo, chè, luộc, chiên… và dễ ăn vì có hương vị ngọt thơm, dễ ăn.
Các loại thức ăn khác rất nên cho bé thử: Phô mai nạo nhỏ, thịt hầm mềm cắt hạt lựu, cá (cá hồi, cá tuyết, cá bơn…).
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!