Bé 1 tháng tuổi biết làm gì sau 4 tuần chào đời và làm quen với cuộc sống mới? Phát triển của con có những bước tiến nào? Ba mẹ có thể làm gì để tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện nhất?
Bé 1 tháng tuổi biết làm gì với giác quan của mình?
Thị giác
Bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của ba mẹ và những người thân đến thăm hỏi hay cùng chăm sóc. Tuy nhiên, tầm nhìn để có thể nhìn rõ chỉ trong khoảng 20-30cm trước mặt con yêu. So với lúc mới sinh bé chỉ có thể tập trung nhìn sự vật trong tầm vài giây, thì bây giờ đã tăng lên khoảng 10 giây.
Rất khó để ba mẹ có thể nhận thấy bé 1 tháng tuổi biết làm gì với mắt của mình, nhưng thực tế mắt của con đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng.
Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách giao tiếp chơi đùa với bé ở khoảng cách gần. Ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.
Thính giác
Mặc dù thính giác của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, nhưng bé 1 tháng tuổi biết và đã quen với giọng nói của ba mẹ và những âm thanh khác mà trẻ thường nghe khi còn trong bụng mẹ.
Bé 1 tháng tuổi biết làm gì với vị giác của mình?
Vị giác của con rất phát triển rất tốt, ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Và đến 1 tháng tuổi thì bé có thể phân biệt giữa ngọt và đắng. Nhất là vị ngọt thanh tuyệt vời của sữa mẹ.
Khứu giác
Ngay sau khi chào đời, em bé đã có thể cảm nhận được mùi hương ở môi trường xung quanh. Và chắc chắn ở thời điểm này, bé đã quen thuộc với mùi hương của mẹ.
Xúc giác
Giác quan này phát triển mạnh nhất khi trẻ sinh ra đời. Thông qua sự tiếp xúc, sờ, chạm với mẹ và mọi người xung quanh, em bé có thể cảm nhận được sự mềm mại trên khuôn mặt của mẹ. Và không có gì tuyệt vời hơn được mẹ ôm và âu yếm trong lòng.
Cử động của bé 1 tháng tuổi như thế nào?
Các cử động của em bé chủ yếu vẫn là phản xạ, nhưng một số phản xạ có trong bốn tuần đầu tiên có thể dần dần biến mất và được thay thế bằng chuyển động có kiểm soát hơn.
Bé 1 tháng tuổi biết làm gì khi nằm sấp? Em bé yêu có thể ngẩng đầu lên trong một thời gian ngắn và có thể bắt đầu duỗi tay ra nhiều hơn thay vì cứ ôm sát vào cơ thể. Tay chân bé cũng có thể bắt đầu duỗi và đá chân ra nhiều hơn. Nghe có vẻ như là một việc nhỏ và bình thường nhưng thực sự con yêu đang rất nỗ lực để tăng cường hoạt động cơ bắp chân của mình.
Lưu ý: dù lúc này bé con nhỏ nhưng vẫn có thể chuyển động nhiều. Do đó hãy đảm bảo rằng mẹ luôn để mắt và quan sát con.
Bé 1 tháng tuổi biết làm gì để giao tiếp với ba mẹ?
Có thể nói bé đã có thể bắt đầu giao tiếp một cách rõ ràng hơn. Ví dụ: nếu con buồn chán hay chán, bé sẽ tạo những tiếng động như khóc để cho mẹ hay. Và chắc hẳn, 4 tuần qua mẹ cũng đã phần nhiều “giải mã” và bắt đầu phân biệt được sự khác biệt giữa tiếng kêu đói, tiếng khóc mệt mỏi và khóc cáu kỉnh của trẻ.
Ba mẹ có thể làm gì để hỗ trợ sự phát triển của con?
- Ôm, âu yếm bé nhiều nhất có thể nhưng cũng đừng quá nuông chìu, nhất là những khi bé khóc đòi hỏi.
- Kích thích thị giác bằng những món đồ chơi nhiều màu sắc và hoạ tiết.
- Đồ chơi kích thích xúc giác như những món có hình dạng và kích cỡ khác nhau.
- Nói chuyện với con hằng ngày. Đây Trò chuyện với con bằng lời nói, âm thanh và nét mặt. Theo thời gian, em bé sẽ học cách bắt chước bạn, vì vậy những cuộc “trò chuyện” ban đầu này rất tốt cho sự phát triển của bé.
- Nhẹ nhàng duỗi cánh tay của bé; di chuyển chân như thể bé đang đạp xe; và tiếp tục tập cho trẻ nằm sấp. Tất cả những điều này giúp phát triển cơ bắp và sự vận động của bé.
- Gắn kết với con qua những hoạt động hàng ngày.
- Cho bé bú theo nhu cầu, không thúc ép hay phải theo đúng một lịch trình tham khảo. Mẹ hãy nhớ rằng mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt.
- Để ý, quan sát con để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có
Thời gian ở cử của mẹ cũng đã qua, con thì cũng đã cứng cáp hơn và sẵn sàng cùng mẹ “phiêu lưu mạo hiểm” hơn với nhiều trải nghiệm mới. Mỗi một khoảnh khắc bên con sẽ rất quý giá, hãy trân trọng, tận hưởng và đừng quên chăm sóc bản thân mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!