Bầu tháng cuối ăn yến - Mẹ nên ăn thế nào thì tốt nhất?

Từ bao đời nay tổ yến luôn được coi là "thần dược" cho sức khỏe. Yến sào thời xưa được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, được xem là món ăn quý dành riêng cho vua chúa. Tổ yến có bảng thành phần phong phú với nhiều yếu tố có lợi cho sức khỏe

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu tháng cuối ăn yến tốt không là băn khoăn của không ít mẹ bầu trong giai đoạn nước rút này. Nhờ cung cấp các acid amin, protein và các khoáng chất mà tổ yến giúp chị em nâng cao sức khỏe, thai nhi phát triển toàn diện, do đó mẹ hoàn toàn có thể ăn yến ở tháng cuối thai kỳ. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thành phần dinh dưỡng trong tổ yến
  • Bà bầu tháng cuối ăn yến có tốt không? Lợi ích của ăn tổ yến đối với sức khỏe mẹ và thai nhi
  • Gợi ý cách chưng yến cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng trong tổ yến

Từ bao đời nay tổ yến luôn được coi là "thần dược" cho sức khỏe. Yến sào thời xưa được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, được xem là món ăn quý dành riêng cho vua chúa. Tổ yến có bảng thành phần phong phú với nhiều yếu tố có lợi cho sức khỏe:

  • Protein: 45 – 55%
  • 18 acid amin các loại: aspartic acid (4,69%), proline (5,27%), cystein, phenylalamine (4,5%), tyrosine và acid syalic (8,6%)...
  • Glucosamine: 5,3%
  • Lysine: 1,75%
  • Canxi: 0,76%
  • Sắt: 27,9%
  • Mangan
  • Crome, đồng, kẽm
  • Đường galactose
  • Threonine
  • Glycine

Khám phá thêm:

Bà bầu ăn được quả trám không? Có nguy hiểm cho em bé?

Bà bầu ăn lá mơ được không? Lá mơ có lợi ích gì với bà bầu?

Ai không nên ăn yến?

Theo Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường dành cho những người suy nhược cơ thể, đờm nhiệt, ho lao, người hơi ngắn, miệng khô. Những ai đang bị mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, da khô nóng, tim đập nhanh, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm cũng có thể ăn yến.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét theo Đông y, yến sào tức tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Tuy nhiên sẽ có những người không nên dùng yến, đó là người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt...  Nguyên nhân là với các triệu chứng này thì quá trình chuyển hóa trong cơ thể kém, ăn yến khiến bệnh càng nặng hơn.

Bà bầu tháng cuối ăn yến có tốt không? Lợi ích của ăn tổ yến đối với sức khỏe mẹ và thai nhi

Với thành phần nhiều dưỡng chất như vậy thì chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn yến có tốt không là . Các acid amin, protein và các khoáng chất trong tổ yến giúp chị em nâng cao sức khỏe, thai nhi phát triển toàn diện, ngoài ra tổ yến còn có các công dụng sau:

  • Khoáng chất trong tổ yến có tác dụng tăng hoạt động mạch máu, hạn chế tối đa chèn ép lên các dây thần kinh, giúp mẹ giảm các triệu chứng đau nhức chân tay
  • Kết hợp sử dụng tổ yến, trái cây và rau xanh hằng ngày giúp thanh nhiệt, chống viêm hiệu quả trong thai kỳ, giúp mẹ xóa tan các triệu chứng ợ nóng, táo bón, đau nhức...
  • Trong tổ yến có threonine giúp hình thành collagen và elastin để da mẹ luôn khỏe mạnh và tươi trẻ, giảm tình trạng rạn da và thâm nám hiệu quả
  • Hoàn toàn không chứa chất béo nên không tạo ra mỡ thừa
  • Tryptophan chống lại triệu chứng trầm cảm, stress hữu hiệu, tăng hưng phấn và giúp mẹ thư giãn
  • Tổ yến có nhiều acid folic, glycine và alanine có nhiệm vụ quan trọng duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh của thai nhi, giúp não bộ thai nhi phát triển toàn diện
  • Glucosamine: điều trị thoái hóa khớp, phục hồi sụn bao khớp...
  • Proline giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, duy trì huyết áp ổn định
  • Cystein và phenylalanine: tăng cường trí nhớ, tăng hấp thụ vitamin D...
  • Aspartic acid: loại bỏ các độc tố gây tổn hại cho hệ thần kinh giúp mẹ giảm mệt mỏi, căng thẳng trong thai kỳ.

Bầu uống nước yến được không? Hoàn toàn được mẹ nhé. Nước yến không chỉ giúp cho mẹ bầu mà còn hữu ích cho thai nhi.

Bà bầu mấy tháng thì ăn được yến? Từ tháng thứ 3 bà bầu mới nên ăn yến sào vì lúc này thai đã vào tổ và bám chắc vào tử cung, không còn lỏng lẻo như khi mới hình thành, nên tính hàn của tổ yến cũng không thể ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu tháng cuối ăn yến - Gợi ý cách chế biến ngon và bổ dưỡng

Yến chưng hạt sen đường phèn/táo đỏ

Nguyên liệu

  • Yến tinh chế khô: 3 -5g
  • Hạt sen khô: 16 hạt
  • Đường phèn 3 thìa/táo đỏ: 5 quả

Cách chế biến

  • Cho yến vào chén ngâm trong khoảng 10 phút để sợi yến nở mềm ra
  • Hạt sen khô đựng trong bát nước sạch ngâm khoảng 30 phút cho mềm
  • Đường phèn cho vào bát rồi đổ vào một ít nước sau đó khuấy cho tan đường. Mẹ dùng táo đỏ thì không cần cho thêm đường phèn vì táo đã có vị ngọt
  • Tiến hành chưng cách thủy yến với lửa nhỏ khoảng 20 phút cho chín, đồng thời luộc hạt sen cho mềm (khoảng 25 phút)
  • Khi yến và hạt sen đã chín, cho hạt sen vào chén chưng yến, cho nước đường phèn và đặt lên bếp đun sôi khoảng 5 phút là hoàn thành.

Món yến sào hầm gà ác

Nguyên liệu

  • Yến tinh chế: 3 - 4g
  • Gà ác: 1 con đã làm sạch
  • Thuốc bắc: 1 gói
  • Gia vị: muối và tiêu.

Cách chế biến

  • Lấy yến tinh chế khô ngâm nở trong 10 phút cho mềm
  • Gà ác làm sạch cho vào nồi chưng cùng thuốc bắc và khoảng 1,5 bát nước sạch
  • Chưng trong 1 giờ để thuốc bắc ngấm vào gà
  • Sau đó nêm thêm chút muối và rắc ít tiêu cho ngon
  • Yến sào sau khi đã ngâm nở đem chưng riêng cách thủy với ít nước trong 20 phút sôi là được
  • Cho yến đã chưng vào nồi gà ác để khoảng 5 phút là hoàn thành món ăn.

Khám phá thêm:

Bà bầu có nên ăn socola không? - Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Ăn hạt hạnh nhân có tốt cho bà bầu không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ khi ăn yến

Vì là món ăn bổ dưỡng nên rất nhiều mẹ lựa chọn ăn yến trong thai kỳ. Tuy nhiên mẹ cũng cần ghi nhớ 1 số lưu ý sau để ăn yến an toàn và đúng cách:

  • Nên chọn mua yến sào và các sản phẩm từ yến có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định tại cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Mẹ bầu nên ăn yến chưng ngay khi còn nóng để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Sau khi ăn xong nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động để cơ thể có thể hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng trong yến
  • Yến sào chưng đường phèn hoặc chưng táo đỏ hạt sen là cách chế biến phù hợp nhất đối với mẹ bầu, khi chưng yến mẹ nên cho thêm vài lát gừng để tính nóng của gừng trung hòa tính mát của tổ yến.
  • Đối với những mẹ có thể trạng yếu, nên bắt đầu ăn yến từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi khi đã hết ốm nghén. Tổ yến có tính hàn dễ gây đau bụng nên mẹ chỉ nên ăn khi đã kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên khi thai nhi đã ổn định hơn.
  • Mẹ bầu tháng cuối ăn yến chỉ nên ăn tối đa 3g/ngày, ăn 3 lần/tuần.

Không thể phủ nhận tác dụng của yến đối với mẹ và thai nhi. Hy vọng thông qua bài viết này mẹ đã có thêm kinh nghiệm khi ăn món ăn bổ dưỡng này. Chúc các mẹ có sức khỏe và "vượt cạn" thành công nhé!

Nguồn thông tin: Khi nào không được ăn yến - VnExpress

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi