Mẹ bầu sốt cần làm gì? Sốt là một biểu hiện cơ bản của nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, khi mẹ bầu bị sốt thì cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân sốt.
Bị sốt trong thời gian mang thai là điều không mẹ bầu nào mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Chủ động trong cách hạ sốt cho bà bầu nhanh tại nhà, tránh dùng thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi mẹ bầu bị sốt mà có xuất hiện thêm các biểu hiện như đau lưng, đau bụng, ớn lạnh, khó thở, cứng cổ,… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh điều trị tại nhà có thể dẫn đến co thắt, mất nước hoặc sinh non rất nguy hiểm.
Sốt ở mẹ bầu nguy hiểm thế nào?
Giai đoạn đầu của thai kỳ, biểu hiện sốt ở mẹ bầu sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Cá biệt, trường hợp mẹ bầu mà bị sốt cao trên 39,5 độ C thì rất có khả năng tính mạng của em bé đang bị đe doạ, khả năng sảy thai là rất cao.
Một điều mẹ bầu cần lưu ý rằng, khi bị sốt cao thì cần tránh tắm trong bồn nước nóng hoặc tắm hơi, vì sẽ dẫn đến những biến chứng làm dị tật ống thần kinh gây ra tình trạng nứt đốt sống của thai nhi.
Tình trạng này xuất hiện khi mẹ bầu đang ở tuần thứ 4 – 14 của thai kỳ, nhưng kể từ giai đoạn thứ 2 và thứ 3 trở đi, sốt cao không gây ra tổn hại gì cho thai nhi, chỉ trừ trường hợp mẹ bầu bị sốt do tử cung bị nhiễm trùng.
Giai đoạn đầu của thai kỳ luôn là thời điểm nhạy cảm, khi những hoạt động chuyển hoá protein của giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Trong khi đó, sự chuyển hoá và sắp xếp của protein quyết định phần lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Cho nên, nhiệt độ cơ thể mà tăng quá cao, sẽ làm các protein bị đẩy sai khỏi lộ trình phát triển, dẫn đến tình trạng sảy thai ở mẹ bầu.
Mẹ bầu sốt có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Trong thai kì, mẹ bầu sốt có thể do nhiều nguyên nhân như viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, sốt do virus (Rubella, quai bị, thủy đậu,…), viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn ối… Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ sốt của mẹ bầu.
- Trong 3 tháng đầu thai kì, nếu sốt do virus thì có thể dẫn đến sẩy thai, dị tật bẩm sinh có thể phải đình chỉ thai kì.
- Từ sau tháng thứ 3 trở đi, nguy cơ biến chứng sẽ giảm đi nếu mẹ bầu sốt do virus, tuy nhiên một số trường hợp vẫn để lại hậu quả nghiêm trọng.
- Ở giai đoạn đầu của thai kì, mẹ bầu sốt nhẹ có thể không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu sốt trên 39,5oC có thể gây tác động đến quá trình chuyển hóa protein, có thể dẫn đến sẩy thai.
- Trong trường hợp mẹ bầu bị sốt do vi sinh vật, với cơ địa sức đề kháng suy giảm, triệu chứng bệnh có thể trở nên nặng hơn và để lại nhiều hậu quả không nhỏ đến thai nhi.
Mẹ bầu sốt cần làm gì?
Làm sao để hạ sốt nhanh chóng và an toàn? Theo bác sĩ Nam, khi bị sốt, mẹ bầu cần lưu ý cẩn trọng với các loại thuốc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, trước khi sử dụng thuốc hạ sốt, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thuốc hạ sốt có thể dùng là Acetaminophen, tuyệt đối không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin trừ khi có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ.
Để hỗ trợ giảm sốt, mẹ bẩu có thể lau mát bằng nước ấm, uống nhiều nước, mặc quần áo rộng, thoáng mát để dễ thoát nhiệt. Vì là cơ địa đặc biệt, nên khi có dấu hiệu sốt, mẹ bầu cần lưu ý, tránh chủ quan vì có thể gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu sốt cần làm gì?
Khi xuất hiện biểu hiện sốt, mẹ bầu cần theo dõi và đo nhiệt độ liên tục, thêm vào đó là áp dụng nhiều biện pháp hạ sốt tại chỗ để hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một số giải pháp hạ sốt an toàn mà mẹ bầu nên áp dụng như sau:
– Mẹ bầu nên mặc ít quần áo hay mặc quần áo thoáng mát, hút ẩm tốt, dễ chịu, thoải mái. Dùng khăn ấm vắt khô để giúp cơ thể hạ nhiệt và tăng cường thải nhiệt qua da ở các vị trí như cổ, nách, ngực, bẹn,…
– Sử dụng chăn mỏng để đắp, không sử dụng chăn quá dày vì sẽ ngăn cản quá trình toả nhiệt của cơ thể, làm cho nhiệt độ cơ thể ngày càng tăng cao.
– Dùng nhiệt kế điện tử để kiểm tra thân nhiệt mẹ bầu liên tục, giữ mức nhiệt độ của cơ thể trong mức từ 38 độ C đến nhỏ hơn dưới 39 độ C.
– Giữ vệ sinh không gian xung quanh nhà luôn sạch sẽ, trong lành, mở cửa sổ để cho không khí tràn vào giúp mẹ bầu thoải mái hơn.
– Đảm bảo từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước trong quá trình mẹ bầu bị sốt cao.
– Ăn nhiều soup, canh,… được hầm từ các loại xương heo, gà, bò để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của cả mẹ bầu và thai nhi.
– Hạn chế ăn trứng và dùng mật ong, bởi khi bị sốt lượng protein quá lớn trong trứng sẽ gây rối loạn chuyển hoá, trong khi mật ong vốn tính nhiệt sẽ làm cho nhiệt độ của cơ thể tăng cao.
Bà bầu có được dán miếng hạ sốt?
Câu trả lời là có, mẹ có thể mua miếng dán hạ sốt tại các tiệm thuốc tây hoặc tự làm ở nhà. Một túi nhỏ đậu Hà Lan đông lạnh cũng có công dụng tương tự miếng dán hạ sốt.
Tuy nhiên, khi dùng miếng dán cần lưu ý: Miếng dán phải còn nguyên miếng, không được cắt đôi ra để dán nhiều lần vì nếu bị cắt sẽ làm lượng thuốc đi vào cơ thể thay đổi.
Việc tháo bỏ miếng dán cũng nên thận trọng. Khi miếng dán được gỡ khỏi da thì vẫn còn một lượng thuốc nhỏ trong đó, nếu trẻ em vô tình lấy chơi có thể sẽ bị ngộ độc.
Bà bầu bị sốt có nên truyền nước?
Cũng như việc dùng thuốc kháng sinh, hạn hữu, không còn cách nào khác mẹ bầu phải sử dụng. Mẹ có thể truyền nước và đạm trong những trường hợp quá mất sức và không ăn uống được dài ngày.
Nếu chỉ vì mệt mỏi do nghén mà tiến hành truyền nước thì hoàn toàn không nên. Thay vào đó, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu.
Xem thêm